Xuất hiện nhóm đầu cơ có tổ chức, âm thầm gom đất Hạ Long tạo sóng ảo
UBND TP Hạ Long vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và các xã, phường về việc cảnh giác tình trạng sốt đất ảo trên địa bàn.
Thông tin từ UBND TP Hạ Long cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố đã có một số người môi giới đầu tư bất động sản mua đi bán lại các ô đất trong quy hoạch dân cư thuộc các dự án như Khu dân cư Cầu Bang (xã Thống nhất) do Công ty CP Thống Nhất 508 làm chủ đầu tư, Quy hoạch khu dân cư xã Thống Nhất do Công ty TNHH Phúc An làm chủ đầu tư hay các khu dân cư đô thị tại phường Cao Xanh, Hà Khánh và một số dự án khác trên địa bàn thành phố.
Theo UBND TP Hạ Long, đây là hoạt động “làm thị trường” của các nhóm đầu cơ có tổ chức, có kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. thực hiện theo một kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
UBND TP chỉ rõ, các đối tượng đầu cơ này đã âm thầm chuẩn bị mua đất tại các dự án trên từ trước với mức giá rẻ, sau đó lợi dụng thông tin về quy hoạch phát triển đô thị đã bằng mọi cách tung ra thị trường các tin gây “sốt” để đẩy giá đất tăng cao trong thời gian ngắn nhằm tạo “sóng ảo” về nhu cầu khiến giới đầu tư và người dân thấy bất động sản khu vực này đang giao dịch rất sôi động. Nhưng thực chất là các hoạt động mua đi bán lại với nhau trong chính các nhóm môi giới đang thao túng thị trường tạo ra các giao dịch “mồi” để dụ khách hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị 4 quận nội đô lịch sử
Sáng 22/3, Hà Nội đã công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) thuộc địa bàn các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng là cơ sở pháp lý để Hà Nội xác định các dự án đầu tư xây dựng, phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phố cổ, phố cũ và làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tổng diện tích đất theo quy hoạch khoảng 2.709,75ha. Quy mô dân số theo số liệu điều tra năm 2019 khoảng 887.000 người. Đáng chú ý, theo quy hoạch, dân số tới năm 2030 và 2050 chỉ còn 672.000 người, tức sẽ giảm khoảng 215.000 dân, một con số rất lớn.
Theo đồ án, không gian nội đô lịch sử được xác định chủ yếu là công trình thấp tầng. Công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị. Tại khu vực xây dựng công trình cao tầng, thành phố sẽ ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung các tiện ích như cây xanh, bãi đỗ xe...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bức tranh thị trường bất động sản Thái Nguyên: Giàu tiềm năng nhưng nhiều thách thức
hưa khi nào thị trường bất động sản các tỉnh lân cận Hà Nội lại sôi động và có sức hút mạnh đối với nhà đầu tư như thời gian gần đây. Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, một trong những nguyên nhân chính khiến bất động sản nhiều tỉnh phía Bắc được săn đón là bởi kinh tế phát triển mạnh, cùng với đó là cơ chế, chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Đơn cử như tỉnh Thái Nguyên, với vị trí thuận lợi cùng sự phát triển đi lên nhanh chóng của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, cùng nhiều chính sách ưu đãi đã trở thành một “địa chỉ vàng” thu hút nhà đầu tư nhiều lĩnh vực. Những năm gần đây, tỉnh thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực trong lĩnh vực bất động sản, điều này tạo ra một môi trường giao dịch nhà đất hết sức sôi động.
Nhờ chủ trương tích cực cải cách hành chính, chính sách đầu tư ưu đãi, cùng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Thái Nguyên đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn ngoài ngân sách.
Nhờ chủ trương tích cực cải cách hành chính, chính sách đầu tư ưu đãi, cùng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Thái Nguyên đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn ngoài ngân sách. Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn như Samsung Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần 7 tỷ USD; dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo có tổng mức đầu tư 1 tỷ USD đi vào hoạt động, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh xuất khẩu lớn thứ tư cả nước.
Các dự án FDI đi vào hoạt động không chỉ tạo công ăn việc làm thu nhập cao cho nhiều lao động, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa tới các nhà đầu tư khác tìm đến Thái Nguyên như một địa chỉ đầu tư tin cậy.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chuyển đổi Condotel thành nhà ở: Nhìn từ câu chuyện quy hoạch
Đà Nẵng vừa có động thái gỡ khó cho một số dự án Condotel thông qua việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch theo hướng chuyển đổi một phần số lượng căn hộ tại các dự án Condotel để đủ điều kiện cấp quyền sở hữu nhà ở.
Cụ thể, dự án Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire (dự án Cocobay) ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn do Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô làm chủ đầu tư đã được chuyển đổi thành công khoảng 50% căn Condotel thành chung cư. Đồng thời, điều chỉnh bổ sung hạ tầng xã hội của dự án. Theo đó, chủ đầu tư dành tới 1,8ha đất để xây dựng trường học. Diện tích đất dành cho cảnh quan, cây xanh, mặt nước, đất cho giao thông cũng được điều chỉnh tăng lên đáng kể so với quy hoạch cũ. Theo đó, từ khu nghỉ dưỡng, du lịch, dự án Cocobay hiện trở thành khu đô thị phức hợp có đầy đủ các phân khu chức năng để người dân sinh sống, đồng thời là nơi phục vụ khách du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp.
Trước đó, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 3119 về việc thống nhất chủ trương điều chỉnh quy hoạch dự án Khu phức hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ, khách sạn Đà Nẵng Times Square (góc tuyến đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) do Công ty CP Kim Long Nam làm chủ đầu tư theo hướng chuyển đổi 2 công trình căn hộ khách sạn CT.1-2 (cao 50 tầng) và CT.3-7 (30 tầng) được xây dựng trên đất ở thành chung cư.
Tại Thông báo số 09, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã thống nhất về nguyên tắc chuyển đổi công năng tổ hợp Vincom Riverview Complex (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) từ Condotel thành chung cư (công trình đã được nghiệm thu, đi vào hoạt động từ tháng 4/2018) và lưu ý các sở, ban, ngành hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng quy định…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội rà soát dự án đầu tư theo hình thức BT của Bitexco
Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có kết luận về tình hình triển khai một số dự án đầu tư trên địa bàn. Theo đó, đối với các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư từ hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sang các hình thức đầu tư khác, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo rà soát tổng thể tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT trên địa bàn thành phố, trong đó, lưu ý báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị cụ thể phương án xử lý đối với từng dự án.
Riêng đối với dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 (giai đoạn 2), phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì), Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo rà soát toàn bộ nguồn gốc, quá trình triển khai thực hiện, khó khăn, vướng mắc của dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 và dự án xây dựng đường giao thông bao quanh Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An theo hình thức BT.
Trước đó, dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 từng nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận khi thông tin tuyến đường dài 3,7km bao quanh công viên Chu Văn An được quy đổi lấy 89,9ha quỹ đất đối ứng nằm trải dọc trên đường Nguyễn Xiển của Tập đoàn Bitexco, theo hình thức BT. Quỹ đất gần 90ha này được Bitexco quy hoạch trở thành dự án The Manor Central Park.
Xem thông tin chi tiết tại đây