Điểm nóng về hạ tầng
Bình Phước là tỉnh rộng nhất vùng Đông Nam Bộ với diện tích lớn nhất trong 19 tỉnh thành, sở hữu 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha, trong đó 8 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng.
Để khai thác những lợi thế về vị trí của Bình Phước và quỹ đất cho khu công nghiệp, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã được quy hoạch và từng bước đầu tư đồng bộ. Trong đó, điển hình như: đường cao tốc TP. HCM - Chơn Thành - Ðắk Nông với tổng kinh phí khoảng 36.000 tỉ đồng, tuyến đường Ðồng Phú - Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư với tổng vốn đầu tư: 948,6 triệu USD; Cảng cạn ICD Hoa Lư công suất 900.000 container/năm với với tổng vốn 379 tỷ đồng; quốc lộ 14C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh - Long An với tổng kinh phí đề xuất nâng cấp là 280 tỷ đồng; Tuyến đường DT 753 nối Đồng Xoài - Sân bay Long Thành - Cảng Cái Mép Thị Vải, đồng thời xây dựng cầu Mã Đà kết nối Đồng Nai với kinh phí hơn 10 tỷ đồng…
Mặt khác, tỉnh cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư bổ sung đoạn tuyến cao tốc từ Chơn Thành - Hoa Lư để kết nối TP. HCM - Chơn Thành - Hoa Lư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng, kết nối với các nước Campuchia - Lào - Myanmar.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Phước lại có kế hoạch mở rộng kết nối đường DT741 với đường Đồng Phú – Bình Dương. Cụ thể, 150 tỷ đồng sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến đường kết nối DT. 741 với đường Đồng Phú - Bình Dương với chiều dài các tuyến 4,4km, 6,2km và 8,3km, mặt đường rộng 28 - 32m.
Ngoài ra, theo quy hoạch được phê duyệt, tuyến cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư hơn 100.800 tỷ đồng, phía Tây (cao tốc Hồ Chí Minh) dài khoảng 212km, có quy mô 4-6 làn xe, tốc độ thiết kế từ 80-100km/giờ. Trong đó, điểm đầu cao tốc ở Đắk Nông bắt đầu ở đoạn sông Sêrêpôk với chiều dài khoảng 110km; đoạn qua Bình Phước có chiều dài khoảng 102km, điểm cuối đường cao tốc kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (tỉnh Long An). Trong tương lai, tuyến đường Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Tây.
Bên cạnh đó, Bình Phước đang nghiên cứu đề xuất xây dựng sân bay lưỡng dụng tại Hớn Quản quy mô 500ha, tạo tiền đề để địa phương này trở thành trung tâm của vùng Đông Nam Bộ.
"Đại bàng" xuất hiện, báo hiệu chu kỳ bùng nổ
Hạ tầng được quy hoạch và đầu tư mạnh là động lực cho các khu công nghiệp tại Bình Phước. Becamex - "Đại bàng" đã đi đầu thúc đẩy công nghiệp, kinh tế Bình Dương hiện đã đặt chân đến Bình Phước và nhiều khu công nghiệp hàng tỷ USD. Điển hình là dự án KCN Becamex - Bình Phước thuộc địa bàn huyện Chơn Thành đang triển khai có tổng diện tích 4.600 ha, trong đó khoảng 2.400 ha đất KCN và 2.200 ha đất dịch vụ và đô thị, tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD.
Trong năm 2020, tỉnh Bình Phước đang đề xuất xây dựng mới 2 khu công nghiệp rộng 7.617ha. Bao gồm khu công nghiệp Phú Riềng 1.300 ha và khu công nghiệp Becamex IDC 6300ha (khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị Đồng Phú). Các chuyên gia dự báo, với tiềm năng, vị trí tương đương và sự xuất hiện của "đại bàng", chu kỳ phát triển kinh tế của Bình Phước sẽ lặp lại với tốc độ ngoạn mục như Bình Dương khoảng 10 năm trước.
Cùng với sự phát triển hạ tầng và khu công nghiệp, thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã về đây đón sóng. Trong đó, có thể kể đến như Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng, do Cát Tường Group phát triển có quy mô lên đến gần 100 ha tại TP. Đồng Xoài. Dự án Khu đô thị Royal Star Lake quy mô trên 100ha cũng đã lựa chọn chủ đầu tư. Bên cạnh đó, tập đoàn FLC cũng đang nghiên cứu đầu tư vào thị trường Bình Phước...
Một dự án được nhiều kỳ vọng của người dân địa phương cũng như nhà đầu tư là Diamond Central Point, tọa lạc ngay trung tâm của khu đô thị hành chính mới 180ha của huyện Phú Riềng. Không chỉ được hưởng lợi về hạ tầng, tiện ích xung quanh mà cư dân sinh sống tại đây còn được đảm bảo về an ninh, trật tự nhờ có vị trí thuận lợi sát bên Trung tâm hành chính mới. Theo định hướng, đến năm 2025 Phú Riềng sẽ lên đô thị loại III, đây cũng là cơ hội lớn để nhà đầu tư có tầm nhìn về đây săn đất.
Mặc dù mới công bố được vài ngày nhưng dự án Diamond Centre Point đã thu hút hàng trăm khách hàng giao dịch đặt chỗ. Đặc biệt, phần lớn khách hàng là người dân địa phương, đã chờ đợi từ lâu để được sở hữu sản phẩm bất động sản cao cấp, trong khu đô thị kiểu mẫu của tỉnh Bình Phước. Với quy mô chỉ khoảng 150 nền, dự án được dự báo nguồn cung không đủ cầu và những người chậm chân dù có tiền cũng chưa chắc mua được.