Aa

Bất động sản nghỉ dưỡng: Cú chuyển bất ngờ từ biển lên núi

Thứ Bảy, 09/12/2017 - 00:38

Từ đầu năm 2017 trở lại đây, bản đồ du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam không chỉ lan dọc theo dải bờ biển mà còn có xu hướng di chuyển lên khu vực miền núi, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, BĐS nghỉ dưỡng vẫn tăng đều trong suốt thời kỳ 2016 - 2017 thậm chí có một điều rất đặc biệt là kể cả tháng ngâu, BĐS nghỉ dưỡng vẫn có giao dịch rất tốt.

“Tuy vậy những thị trường lớn như Nha Trang – Đà Nẵng – Phú Quốc đã phát triển mạnh đến mức chậm lại nhường chỗ cho sự đi lên của những thị trường bất động sản mới nổi như các đặc khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn hay bất động sản nghỉ dưỡng núi Sa Pa”, ông Hà nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, từ nửa cuối năm 2016 trở lại đây, thị trường đã có biến chuyển dần sang đầu tư bất động sản trên vùng núi với các dự án được mệnh danh “đi tắt, đón đầu” tại các địa bàn như Bà Nà ( Đà Nẵng ), Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai),…với mức vốn đầu tư "khủng" lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Một điểm khác biệt so với bất động sản biển, đó là các chủ đầu tư "lên núi" đa phần là các "ông lớn" có tiềm lực tài chính mạnh.

Chỉ tính riêng Lào Cai, Sa Pa, thời gian vừa qua đã liên tục thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng như Bitexco, Sun Group, Vingroup, Tập đoàn Thiên Minh, Công ty cổ phần Trường Giang Sapa…Trong đó, Trường Giang Sapa là doanh nghiệp đi tiên phong trong phát triển dự án nghỉ dưỡng 5 sao tại Sapa với dự án Sa Pa Jade Hill giải cơn khát nghỉ dưỡng cao cấp cho Sapa. Đây cũng là dự án có mô hình condotel núi đầu tiên được vận hành bởi Tập đoàn Accor. 

Jade Hill là một trong những dự án bất động sản lớn nhất tại Sapa

Được biết, Jade Hill là một trong những dự án bất động sản lớn nhất tại Sapa cả về quy mô 47,45ha và tổng vốn đầu tư 1.980 tỷ đồng. Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng này có 125 căn biệt thự nghỉ dưỡng, 151 nhà phố thương mại. Ngoài ra còn có 14 khu du lịch và 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao. Sở hữu vị trí đắc địa tại thị trấn Sapa với lưng tựa núi Hàm Rồng, mặt hướng về thung lũng Mường Hoa, Sapa Jade Hill hướng đến sự bảo tồn và tôn tạo văn hóa các dân tộc Tây Bắc.

Đặc biệt, mới đây Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương nâng Sa Pa từ thị trấn lên thị xã và xây dựng một số dự án trọng điểm phát triển đô thị và du lịch trong giai đoạn 2017-2020, gồm Dự án xây dựng Trung tâm hành chính mới huyện Sa Pa, Dự án Tổ hợp dịch vụ cao cấp Khu trung tâm Sa Pa, Dự án Công viên văn hóa Mường Hoa, Dự án Khu đô thị mới Đông Bắc Sa Pa…đã khiến Sapa trở thành “miền đất hứa” đầy tiềm năng được.

Ngoài Sa Pa, còn rất nhiều ông lớn khác đang tham gia khảo sát và tìm cơ hội đầu tư ở những vùng đất mới như Ninh Bình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ba Vì....hay Đà Lạt. Có thể kể đến như Siêu dự án Hồ Núi Cốc 15.000 tỷ của tỷ phú Xuân Trường cũng vừa được khởi công tại Thái Nguyên trong năm 2016. Hay như Dự án Khu du lịch Tam Trúc - Ba Sao tại Hà Nam cũng được đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 cũng của tỷ phú Xuân Trường.

Tại Hòa Bình, Ba Vì nhiều nhà đầu tư cũng đã đổ hàng nghìn tỷ đồng để phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng núi. Vào đầu tháng 3, công ty Archi Reeco Hòa Bình đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng với mục đích biến khu vực có diện tích hơn 66 ha tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình thành một khu sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp. Trước đó, công ty Thăng Long Xanh cũng giới thiệu đến nhà đầu tư dự án Zen tại Ba Vì, trên diện tích 50 ha...

Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản nghỉ dưỡng trên núi sẽ là lựa chọn tiếp theo sau sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng biển trong thời gian tới. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng núi không phải là "sân chơi" cho tất cả mọi người. Đại diện một doanh nghiệp phát triển BĐS nghỉ dưỡng núi tại Sapa cho biết chi phí để đầu tư xây dựng một dự án trên núi thường nhân hệ số 1,5 trở lên tuỳ thuộc vào địa hình và hạ tầng xây dựng. Do đó, những dự trù chi phí đầu tư ban đầu thường làm chùn bước các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, trong cái khó lại có nhiều cơ hội bởi đối với BĐS nghỉ dưỡng núi địa hình càng hiểm trở, càng "độc" thì tiềm năng khai thác càng lớn. Hơn thế nữa, theo Tổng cục thống kê, lượng khách lưu trú ở các điểm du lịch núi trung bình là hơn 5 ngày, dài hơn so với mức trung bình hơn 3 ngày của du lịch biển. Thêm vào đó, du khách đến với BĐS nghỉ dưỡng núi cũng chủ yếu là những du khách có điều kiện kinh tế muốn cảm nhận cuộc sống chậm lại, hít thở bầu không khí mát mẻ mà không thể có được tại các thành phố lớn sôi động

Theo các hãng du lịch lớn, biệt thự nghỉ dưỡng trên núi là một lợi thế mà Việt Nam gần như chưa khai thác nhiều. Khung khung cảnh thiên nhiên độc đáo và bản sắc dân tộc mang đến sự khác biệt cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở các tỉnh miền núi. Bất động sản nghỉ dưỡng núi sẽ là một lĩnh vực hấp dẫn đầu tư trong thời gian tới và nếu khai khác tốt sẽ không thiếu khách.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top