Aa

Bất động sản nghỉ dưỡng núi: Cú “chuyển mình” đầy bất ngờ

Thứ Ba, 16/01/2018 - 14:01

Tổng Công ty Thăng Long lên sàn với lợi nhuận “ít vui”; Đã tới lúc môi giới bất động sản phải thay đổi!; Bất động sản nghỉ dưỡng núi: Cú “chuyển mình” đầy bất ngờ ; Thị trường bất động sản TP.HCM ngày càng hướng đến nhu cầu ở thực;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Tổng Công ty Thăng Long lên sàn với lợi nhuận “ít vui”

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long - CTCP niêm yết là 41,9 triệu cp.
Cụ thể, ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu TTL là 18/1.Giá tham chiếu ở mức 13.000 đồng/cp.

Trước đó, ngày 24/3/2014, TTL đã tiến hành IPO 12,3 triệu cp, giá khởi điểm 10.000 đồng/cp; toàn bộ số cổ phần đã được bán đấu giá hết với giá bình quân 21.007 đồng/cp.

Điểm đáng chú ý, TTL đang trong tâm thế "không mấy vui" khi doanh thu và lợi nhuận nằm trong chu kỳ giảm. Năm 2016, tổng doanh thu của TTL đạt 2.144 tỷ đồng, giảm 11,28% so với năm 2015. Từ đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 22,73% còn 64,2 tỷ đồng do chi phí tài chính và chi phí QLDN tại các công ty con còn cao.

Xem chi tiết tại đây

Đã tới lúc môi giới bất động sản phải thay đổi!

Kết thúc năm 2017, báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, toàn TP.HCM có hơn 2.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực địa ốc được thành lập mới. Ngoài ra, từ những năm 2007 tới nay, TP.HCM cũng có hơm 10.000 doanh nghiệp địa ốc hoạt động. Trong đó đa phần các doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh là môi giới bất động sản. Lĩnh vực này cũng đang thu hút hàng chục ngàn người lao động tham gia làm nhân viên môi giới bán hàng cho các công ty.

Bàn về câu chuyện môi giới bất động sản hiện nay, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Danh Khôi Á Châu cho rằng, nghề môi giới bất động sản là một nghề đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn cũng như các kỹ năng. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà môi giới dần chuyên nghiệp hơn nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên, ngoài những doanh nghiệp lớn có hướng đi bài bản thì nhiều doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập hoạt động theo mô hình bán đất nền, hay là sản phẩm F2, F3 phân phối bán dự án chung cư lại chưa đạt được tính chuyên nghiệp trong hành nghề.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bất động sản nghỉ dưỡng núi: Cú “chuyển mình” đầy bất ngờ

Phân tích về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua, ông Nguyễn Văn Công – Tổng Giám đốc MIDLand cho biết, trong những năm gần đây bất động sản nghỉ dưỡng ở một số thành phố ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang hay kể cả Phú Quốc đang phát triển mạnh mẽ khiến số lượng sản phẩm bất động sản từ đẳng cấp là villa cho đến sản phẩm trung cấp như condotel tăng lên chóng mặt.

Trong khi nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tranh đua gay gắt thì bất động sản nghỉ dưỡng núi lại âm thầm với những bước thay đổi rõ rệt. Đại diện Savills Hà Nộị cho rằng, sự chuyển dịch từ biển lên núi đang là xu hướng của hiện tại và tương lai khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn hiện diện như Bitexco, Sun Group, Vin Group…

Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng núi nằm trong sự tính toán của các nhà đầu tư phát triển dự án phục vụ nhiều hơn nhu cầu đầu tư của khách hàng.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản TP.HCM ngày càng hướng đến nhu cầu ở thực

Theo Savills, trong năm 2017, thị trường căn hộ tại TP.HCM chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng cả về nguồn cung và nguồn cầu. Tổng nguồn cung sơ cấp toàn thị trường đạt hơn 64.700 căn, tăng 5% theo năm; đến từ tăng trưởng nguồn cung cả 3 hạng. Cơ cấu căn hộ tại TP.HCM vẫn chiếm chủ đạo là căn hộ giá rẻ với 60% thị phần. Phân khúc này có sự tăng trưởng nguồn cung và nguồn cầu ổn định trong 5 năm gần đây.

Giai đoạn 2018 - 2019, thị trường dự kiến có thêm 68.000 căn hộ đến từ 65 dự án. Trong đó, căn hộ giá rẻ chiếm khoảng 57% thị phần, được dự kiến tiếp tục là phân khúc dẫn dắt thị trường.

Trong khi căn hộ bình dân giá rẻ có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất với 55% so với 2016 thì lượng giao dịch căn hộ cao cấp tại TP.HCM sụt giảm mạnh với mức 46%.

Xem chi tiết tại đây

Công trình sai phép, không phép sẽ bị đập bỏ

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở... có hiệu lực từ ngày 15/1 tới.

Nếu như trước đây, quy định cho phép các công trình xây dựng sai phép, không phép được nộp phạt để tồn tại thì nay, Nghị định 139 quy định cho phép chủ nhà có 60 ngày để điều chỉnh hoặc xin cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép.

Đối với công trình đang xây dựng mà sai chỉ giới xây dựng, cơi nới lấn chiếm sẽ tháo dỡ ngay. Còn đối với công trình đang triển khai xây dựng và không vi phạm các yếu tố trên sẽ có 60 ngày để bổ sung thủ tục, nếu quá thời hạn trên, không có đầy đủ hồ sơ sẽ bị tháo dỡ những phần xây dựng sai phạm.

Nghị định 139 cũng quy định công trình xây dựng sai phép, không phép sẽ bị ngưng cung cấp điện, nước song song trình tự xử lý vi phạm trật tự xây dựng để tăng cường xử lý hiệu quả.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top