Nỗi lo từ đô thị hóa quá nhanh
Việc phát triển xây dựng đô thị đánh giá bước phát triển kinh tế của địa phương và cả nước tuy nhiên có thể nhìn thấy những bất lợi nếu quy hoạch đô thị không rõ ràng như các cơ sở hạ tầng xã hội không phát triển kịp với tốc độ đô thị hóa và di dân cơ học. Đô thị thiếu bệnh viện, trường học, thiếu nơi giải trí, thiếu cả nghĩa trang, bãi rác… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng phát sinh nhiều bất cập từ việc đô thị hóa, các di sản phi vật thể ở nông thôn dần biến mất vì người dân nông thôn trở thành cư dân đô thị, lối sống, văn hóa cũng thay đổi nhanh chóng, mức độ chênh lệch giàu nghèo cũng gia tăng…
Tại hội thảo “Thách thức trong đô thị và nền kinh tế tuần hoàn” mới đây, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội cho hay, trong vòng 8 năm (giai đoạn 2008 - 2016) kể từ khi mở rộng địa giới, dân số đô thị tại các quận của Hà Nội đã tăng 21%. Vấn đề này đã gây áp lực rất lớn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường giao thông, cấp nước sạch, xử lý chất thải, vấn đề hài hòa giữa tăng trưởng nhanh để nâng cao mức sống của người dân với việc bảo vệ môi trường, vấn đề giải quyết chỗ ở cho người dân, thất nghiệp.
Bên cạnh đó, áp lực với cơ sở hạ tầng giao thông thành phố cũng rất lớn. Với hơn 5 triệu xe máy, 500.000 ô tô, trong khi mật độ đường giao thông chỉ chiếm gần 10% đất xây dựng đô thị, hiện tượng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên đại bàn nội đô Hà Nội.
"Bắt mạch" thị trường địa ốc TP.HCM năm 2018
Theo bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh, thị trường bất động sản TP.HCM năm 2018 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Nguyên nhân là do nền kinh tế vĩ mô đang phát triển tốt, nhu cầu sở hữu bất động sản, tạo lập nhà ở của người dân còn cao.
Cạnh đó, hạ tầng giao thông khu vực phía Nam đang được đầu tư mạnh mẽ. Đơn cử như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, vành đai 3, vành đai 4… Các chính sách về nhà ở cũng đang dần hoàn thiện sẽ giúp thị trường ổn định và minh bạch hơn. Ngoài ra, những năm gần đây, nhà đầu tư nước ngoài cũng đang ồ ạt rót vốn vào Việt Nam, trong đó có bất động sản.
Đồng quan điểm, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản năm 2018 sẽ diễn biến tích cực nhờ các động lực từ cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống metro chuẩn bị vận hành. Do đó, dự kiến nguồn cung chào bán và số căn hộ tiêu thụ trong năm 2018 sẽ tiếp tục tăng cao.
“Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận vay mua nhà. Hai yếu tố này được xem là nguyên nhân thúc đẩy số lượng và giá cả giao dịch trên thị trường bất động sản ở thành phố tăng như thời gian qua. Đặc biệt, 2018 sẽ là năm bùng nổ của thị trường bất động sản TP.HCM và sẽ có rất nhiều chủ đầu tư bung hàng vì đã chuẩn bị mọi thứ trong năm 2017..." bà Dung nói.
2,5 tỷ USD kiều hối chảy vào bất động sản và cú hích cho thị trường
Cuối năm luôn là thời điểm thuận lợi cho việc mua bán bất động sản, đặc biệt là cơ hội thu hút dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực này. Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2018 cơ hội và điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam của đối tượng khách hàng đặc biệt này được đánh giá khả quan, dưới tác động của nhiều yếu tố từ kinh tế đến xã hội...
Bà Sunny Hoàng Hà, Phó Giám Đốc bộ phận Kinh doanh Quốc tế, Savills TP.HCM cho hay: Với kinh nghiệm làm việc của bộ phận Kinh doanh quốc tế Savills, tại TP.HCM nói riêng, kiều hối được đánh giá là nguồn lực quan trọng. Ước tính từ các con số thống kê cho thấy lượng kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 5,2 tỷ USD trong năm 2017, tăng xấp xỉ 4,5% so với năm ngoái.
Xét về bản chất, kiều hối có thể được xem như nguồn vốn một chiều với nhiều lợi thế đầu tư tự do, trong khi xét về quy mô, kiều hối hoàn toàn được kỳ vọng lớn tương đương FDI và FII nhờ vào số lượng xấp xỉ 4,5 triệu kiều bào - tương đương gần 5% dân số. Ước tính, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản vào khoảng 21 - 22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Như vậy, với sự ổn định của dòng tiền này trong những năm qua vào khoảng 11 - 12 tỷ USD/năm, mỗi năm bất động sản hút khoảng 2,5 tỷ USD.
Ngắm công viên đô thị lớn nhất Việt Nam
Sở hữu diện tích "khủng" nhất Việt Nam, công viên Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) có không gian xanh, thoáng đãng và đang là điểm đến yêu thích của được nhiều người lựa chọn mỗi khi muốn tạm xa bộn bề lo toan hàng ngày.
Nằm tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, Công viên Yên Sở thuộc quận Hoàng Mai, có tổng diện tích 323ha được ví như lá phổi xanh của Hà Nội. Đây là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam và là công viên xanh lớn nhất Hà Nội với 280ha là hồ nước và cây xanh.
Công viên được thiết kế, xây dựng mang đến một trải nghiệm mới với những giá trị truyền thống kết hợp với đương đại. Công Viên Yên Sở đã giành được giải thưởng cao quý về Thiết kế Kiến trúc cảnh quan năm 2011 do Viện Kiến trúc Cảnh quan Malaysia (ILAM) trao tặng. Có thể kể đến những công trình như nhà thuyền, rạp hát ngoài trời, vườn mê cung, làng văn hóa và rất nhiều cảnh quan khác...
Thị trường bất động sản: Bong bóng chưa căng
Thị trường bất động sản hơn 3 năm qua phát triển ở tất cả các phân khúc, đồng thời xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm mới như biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng (condotel), căn hộ văn phòng (officetel)...
Bên cạnh đó, việc Luật Nhà ở 2014 mở rộ.g điều kiện cho người nước ngoài được mua và sở hữu bất động sản tại Việt Nam, cũng góp phần thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Xét các điều kiện ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy, chưa xuất hiện dấu hiệu nào cho thấy sẽ làm bùng nổ “bong bóng bất động sản”. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam hiện tại dù được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực, nhưng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP hàng năm vẫn ổn định và không có dấu hiệu nền kinh tế tăng trưởng nóng.
Trong khi đó, từ sau đợt “bong bóng bất động sản” năm 2007, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm kiểm soát tín dụng, cũng như nắn dòng vốn.