Aa

Bất động sản 24h: Ảm đạm thị trường bất động sản cho thuê TP.HCM

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 09/10/2021 - 10:30

Ảm đạm thị trường bất động sản cho thuê TP.HCM; Môi giới chuẩn bị gì khi thị trường trở lại?... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Ảm đạm thị trường bất động sản cho thuê TP.HCM

Không có nguồn cung mới, chính sách cho thuê hấp dẫn trong bối cảnh dịch bệnh giúp thúc đẩy nguồn cầu, giá thuê ổn định. Giá thuê dự kiến ổn định mặc dù nhu cầu suy giảm, các trung tâm thương mại ngừng hoạt động xuyên suốt quý III/2021, chủ nhà tiếp tục miễn giảm tiền thuê do giãn cách xã hội, hiệu suất thị trường dự kiến giảm…Là những hiện trạng thực tế đang diễn ra ở các phân khúc bất động sản cho thuê tại TP.HCM, theo đánh giá từ JLL.

thị trường bất động sản

Do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài xuyên suốt quý III/2021 ở TP.HCM, hai tòa nhà văn phòng hạng B dự kiến khai trương trong quý III/2021 buộc phải hoãn thời gian mở cửa chính thức sang quý IV/2021. Thị trường không ghi nhận thêm nguồn cung mới ở tất cả các phân hạng trong quý này.

Lượng hấp thụ thuần văn phòng hạng A&B đạt 3.789m2 trong quý này, chủ yếu diễn ra ở các tòa nhà mới hoàn thành và có chính sách giá thuê hấp dẫn. Các giao dịch được chốt trong quý III/2021, tuy nhiên phải đợi tới quý IV/2021 khi các hoạt động xây dựng hoàn thiện mặt bằng được tiến hành, mới bắt đầu tính tiền thuê. Nhóm ngành công nghệ, bất động sản và tài chính tiếp tục dẫn đầu nguồn cầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản sẽ phục hồi hoàn toàn giao dịch vào những tháng cuối năm

Tâm lý nhà đầu tư với thị trường BĐS hiện tại vẫn là tin tưởng vào sự phục hồi. Xu hướng thị trường những tháng cuối năm 2021 dần được bộc lộ, cùng với đó thị trường được dự báo sẽ phục hồi hoàn toàn giao dịch.

Báo cáo quý III/2021 của batdongsan.com.vn cho hay, làn sóng Covid-19 lần 4 đã tác động nặng nề đến hoạt động của thị trường nhà đất trên cả nước. Trong quý, tổng lượng tin đăng bán nhà đất toàn thị trường giảm 56% so với quý trước, mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất cũng giảm 38%.

Xét riêng về từng khu vực, Hà Nội là thị trường chịu tác động nhẹ nhất trong đợt bùng phát dịch lần này. Do quý III vừa qua, Hà Nội là một trong số địa phương làm tốt công tác phòng, kiểm soát dịch bệnh cũng như phủ rộng mạng lưới tiêm phòng vắc-xin nên dù trong giai đoạn giãn cách kéo dài hơn 3 tháng, lượng tin đăng các loại hình chung cư, nhà riêng và đất nền tại Hà Nội ghi nhận mức giảm thấp hơn so với các thị trường chủ lực khác, lần lượt là 38%, 40% và 42%, nhu cầu tìm mua 3 phân khúc này cũng giảm 26%, 27% và 40%.

Ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng là thị trường chủ lực vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Việc áp dụng giãn cách kéo dài trong đợt dịch lần 4 cùng với khó khăn do chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch lần 3 (vào tháng 2/2021) trước đó vẫn chưa kịp hồi phục, khiến lượng tin đăng nhà phố, đất nền tại Đà Nẵng giảm lần lượt 62% và 63% trong khi nhu cầu tìm mua giảm 49 - 54% so với quý II/2021.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Triển vọng thị trường bất động sản vẫn rất đáng lạc quan

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu khi bàn về bức tranh thị trường bất động sản năm 2021 và khả năng phục hồi của thị trường trong thời gian tới.

Chúng ta biết rằng, dịch bệnh đã ập đến trong gần 2 năm qua với 4 đợt bùng phát mạnh mẽ, đặc biệt là lần thứ tư này, diễn biến căng thẳng, khó lường nhất do đó cũng tác động nghiêm trọng nhất.

Hậu Covid-19, thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại và trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm, mô hình mới đáp ứng được nhu cầu của người dân và đảm bảo một tương lai bền vững với khả năng thích ứng cao. Ảnh minh họa.
Hậu Covid-19, thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại và trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm, mô hình mới đáp ứng được nhu cầu của người dân và đảm bảo một tương lai bền vững với khả năng thích ứng cao. (Ảnh minh họa)

Cũng chịu ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng, một số phân khúc như bất động sản nghỉ dưỡng có thể nói là gần như “đóng băng”. Dù các doanh nghiệp đã chủ động tìm cách thích ứng thông qua việc tổ chức các sàn giao dịch điện tử, kênh bán hàng trực tuyến, thông qua những hình ảnh chân thực về dự án để giới thiệu đến khách hàng. Tuy nhiên, lượng giao dịch vẫn giảm đi rất nhiều so với thời điểm trước dịch.

Có một điều đáng nói là dù giao dịch giảm, thị trường trầm lắng nhưng giá bất động sản không giảm. Các nhà đầu tư vẫn rất mong muốn và kỳ vọng thị trường bất động sản nhanh chóng phục hồi, thành ra họ không sẵn sàng giảm giá.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản miền Tây - “bến đỗ” cuối năm cho các nhà đầu tư

Giá nhà, đất tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ có thời điểm cao nhất, lên tới 40 triệu đồng/m2, hứa hẹn trở thành bến đỗ cho các nhà đầu tư bất động sản trong những tháng cuối năm.

Báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho hay, hiện khu vực Tây Nam Bộ có khoảng gần 50 dự án với khoảng hơn 2.000 sản phẩm giới thiệu ra thị trường. Nguồn cung thu hẹp trong quý III, chỉ bằng khoảng 1/5 so với quý II do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động bán hàng trực tiếp không thể thực hiện. Các chủ đầu tư cũng không có ý định tung sản phẩm mới trong giai đoạn này. Do đó, nguồn cung chủ yếu là các dự án chào bán từ các quý trước chứ gần như không có dự án mới chào bán.

Lượng giao dịch thành công trong quý III đạt hơn 500 sản phẩm, đạt tỷ lệ hấp thụ khoảng 25%. Các dự án giao dịch tốt đa phần phân khúc thấp hoặc trung, dao động từ 700 triệu đến hơn 1 tỷ/sản phẩm, chủ yếu là đất nền, nhà ở riêng lẻ, chung cư. Vị trí dự án gần khu công nghiệp, gần trung tâm, quốc lộ… dễ giao dịch hơn các sản phẩm giá cao.

Về giá bán, mức giá phân khúc đất nền nhìn chung không có biến động trong quý III. Tuy nhiên, một vài chủ đầu tư đang có tín hiệu tăng giá từ 5 - 10% kể từ tháng 10/2021.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Môi giới chuẩn bị gì khi thị trường trở lại?

TP.HCM bắt đầu cho phép một số hoạt động được mở cửa lại, trong đó có kinh doanh bất động sản. Những người môi giới đã chuẩn bị gì cho ngày trở lại?

Hưng (môi giới của một sàn bất động sản tại TP.HCM) cho biết, anh đã đợi chờ rất lâu để được ra đường và quay lại làm việc.

"Tôi đợi ngày thành phố cho phép hoạt động lại rất lâu rồi. Ở nhà mấy tháng chỉ có thể tương tác suông với khách hàng, tôi rất thèm được gặp gỡ và tư vấn cho khách ngay tại công ty, tại dự án", Hưng chia sẻ.

Hưng cũng cho biết, trong mùa dịch, các hoạt động buộc phải ngưng do lệnh giãn cách xã hội, anh và nhiều đồng nghiệp đành chuyển hướng, buôn bán hàng hóa online để cầm chừng, đợi qua mùa dịch. Một số khác thì tìm cách kết nối hỗ trợ khách hàng công ty, đăng dự án online, tận dụng nguồn khách quen.

Theo Hưng, dù buộc phải cột chân tại chỗ trong những ngày giãn cách xã hội, nhưng anh tận dụng khoảng thời gian này để tự học thêm nhiều thứ về công nghệ, trau dồi khả năng ăn nói để phục vụ cho công việc khi mọi thứ trở lại bình thường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top