Mua 20% vốn điều lệ TTF, một “anh hùng” ngành xây dựng đã cứu cổ phiếu ngành gỗ
Cổ phiếu TTF đã rơi vào diện kiểm soát đặc biệt và bị Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM treo án hủy niêm yết "trên đầu". Tuy nhiên, vào phút chót, cổ phiếu này có khả năng không bị hủy niêm yết và đã tăng giá gấp đôi khi một công ty xây dựng đăng ký mua hơn 20% vốn.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), CTCP Xây dựng U&I (U&I Construction) vừa mua 29 triệu cổ phiếu TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành và trở thành cổ đông lớn nắm giữ 20,054% vốn điều lệ TTF. Ngày thực hiện giao dịch làm thay đổi sở hữu và trở thành cổ đông lớn là ngày 31/3.
Được biết, cùng thời gian này, CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát - Công ty con của Tập đoàn Vingroup đã bán ra 36 triệu cổ phần TTF, giảm số lượng sở hữu và chính thức không còn là cổ đông lớn.
Xem thêm tại đây
2017: "Đại thắng" sau 1 quý lên sàn, NVL kỳ vọng doanh thu tăng hơn 100%
Lọt Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán; Lợi nhuận sau thuế đạt 1.659 tỷ đồng, giữ kỷ lục về tốc độ tăng trưởng với mức tăng 275% so với cùng kỳ năm trước... Novaland đang là một trong những cái tên "sáng" nhất trên thị trường BĐS.
Sở hữu danh mục hơn 40 dự án BĐS đa dạng, năm 2016 vừa qua được đánh giá là một năm thành công của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã NVL).
Không chỉ liên tiếp động thổ các dự án lớn như Serai Nova Phù Sa Resort (Cần Thơ), Botanica Premier (TP.HCM)… NVL còn chính thức công bố các dự án căn hộ dịch vụ như Saigon Royal Residence, Newton Residence… trong đó phải kể đến dự án Khu đô thị đầu tiên Lakeview City tại quận 2, TP. HCM.
Tập đoàn cũng đã triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 4.700 tỷ đồng, đồng thời thực hiện các hoạt động M&A nhằm gia tăng quỹ đất.
Xem thêm tại đây.
"Đất vàng" TP. HCM có giá chưa đến 200 triệu đồng/m2
Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) gửi văn bản kiến nghị đến Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đề xuất điều chỉnh khung giá đất cho sát với giá đất phổ biến trên thị trường theo điều Luật Đất đai 2013.
Theo HoREA trong thời gian qua, bảng giá đất Chính phủ ban hành mức giá không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất, trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ TN&MT xem xét, quyết định.
Theo đó, bảng giá đất cao nhất hiện nay tại TP. HCM thuộc các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) chỉ là 194,4 triệu đồng/m2 trong khi đó giá giao dịch ngoài thị trường lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2.
Như vậy, bảng giá đất thành phố chỉ tương đương khoảng 30 - 40% giá đất thực tế trên thị trường, cho thấy sự bất cập của chế định Chính phủ ban hành khung giá đất, cần phải được xem xét sửa đổi cho phù hợp.
Xem thêm tại đây.
Dân Sài Gòn từng ngày chờ thoát nạn quy hoạch "treo"
Thời gian qua, tình trạng người dân trên địa bàn TP.HCM có đất nhưng không được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, không được chuyển nhượng, mua bán, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… do vướng quy hoạch “treo” đã xảy ra ở nhiều quận huyện.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, hiện nay thành phố còn khoảng 570 dự án "treo" với tổng diện tích hơn 20.000 ha, trong đó không ít dự án đã án binh bất động hơn 20 năm.
Đơn cử như dự án Khu đô thị Đại học quốc tế tại huyện Hóc Môn (quy mô 900ha); dự án Công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi (450ha); Khu dân cư Tân Tạo và khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng ở huyện Bình Chánh (gần 500ha)... Việc chậm hoặc chưa triển khai các dự án này đã ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn hộ dân thành phố.
Xem thêm tại đây.
"Ba không" lại nhiều "có": Chung cư cũ ở Hà Nội vẫn "sốt"
Bỏ ra hơn 2 tỷ đồng để sở hữu một căn hộ có tuổi đời cả chục năm nghe có vẻ phi lý nhưng là thực tế đang diễn ra tại Hà Nội.
“Ba không” (không phí dịch vụ; không sợ phòng cháy chữa cháy (do trước đây đa phần xây dựng 2 - 5 tầng); không lo hồ sơ pháp lý); lại nhiều “có” như khu dân trí cao, nằm trên các tuyến phố trung tâm và đẹp bậc nhất của Hà Nội; giá trị sinh lời cao… đến nay vẫn được đánh giá là lực hút khó cưỡng của phân khúc các block nhà chung cư cũ.
Gia đình anh Nguyễn Mạnh Hùng (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) đang phân vân lựa chọn giữa chung cư cũ nhà E1 khu tập thể 7,2ha Vĩnh Phúc, Ba Đình với một chung cư mới trên trục đường Lê Văn Lương. “Với giá bán 2,2 tỷ đồng cho căn hộ có diện tích 75m2 ở tầng 5 là khá “chát” so với thu nhập của hai vợ chồng. Trong khi đó, chỉ ở mức 1,5 tỷ đồng, chúng tôi đã có thể sở hữu một nhà chung cư mới. Tuy nhiên, suy đi tính lại với mác “con đường đau khổ” ở Lê Văn Lương và quận trung tâm Ba Đình thì lựa chọn cuối cùng lại nghiêng về chung cư cũ nhà E1. Bởi khu tập thể còn khá kiên cố, trong khu dân trí cao, nằm trên quận trung tâm và đẹp bậc nhất của Thủ đô. Về lâu dài, nhập hộ khẩu về đây con cái đi học đúng tuyến. Sau này mua đi, bán lại cũng không lo mất giá”, anh Hùng chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, mặc dù không PR rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, nhưng nhắc đến đất thổ cư, tâm lý của người bán lẫn kẻ mua đều cho rằng chỉ có lên chứ không xuống. Thông thường chủ các căn hộ tập thể cũ thường đưa ra giá dựa trên các yếu tố về vị trí, khả năng sinh lời nhiều hơn là chất lượng. Thậm chí, đây còn là xu hướng đầu tư truyền thống của thị trường nhà đất Hà Nội. Do đó, không chỉ giới đầu tư săn lùng, mua gom để cải tạo, kiếm lời hoặc hưởng lợi từ suất tái định cư, mà bản thân những người dân đang sở hữu những căn hộ tập thể, chung cư cũ cũng khấp khởi hy vọng...
Xem thêm tại đây.
Khu tập thể cũ "chờ sập", hàng trăm hộ dân vẫn "mơ" được trả giá cao
Theo thông tin từ Sở xây dựng Hà Nội, toàn Thành phố có tất cả 76 khu nhà tập thể kiểu cũ, bao gồm hơn 1.500 nhà thuộc diện phải cải tạo. Hầu hết, những khu nhà tập thể đang xuống cấp trầm trọng, nhiều hộ gia đình đang sống trong cảnh “chờ sập” suốt nhiều năm nay.
Rất nhiều trong số 76 khu nhà tập thể cũ nát "ngự" trên “đất vàng” của Thủ đô. Nhiều khu còn được định giá cả trăm triệu đồng cho mỗi mét vuông. Thế những, dù sống trong khu đất “bạc tỷ”, người dân vẫn rất sợ hãi, khi mỗi ngày các vết nứt trên khu tập thể càng lan rộng.
Trước tình thế cấp bách về sự xuống cấp của các khu nhà tập thể, UBND Thành phố Hà Nội đã giao cho sở Xây dựng Thành phố lên kế hoạch, cải tạo, xây mới các khu nhà tập thể kiểu cũ đang xuống cấp.
Trong số đố, có 28 chung cư cũ được giao cho 19 chủ đầu tư lập quy hoạch cải tạo chi tiết. Một số khu nhà tập thể được đánh dấu đỏ “ưu tiên” do các hạng mục của chúng ở mức D - mức cự kỳ nguy hiểm, buộc phải tháo dỡ, bao gồm C8 Giảng Võ, G6A Thành Công và khu A tập thể Ngọc Khánh.
Trong tất cả các khu nhà tập thể đang “chờ sập”, có lẽ, khu tập thể C8 - Giảng Võ là nguy hiểm hơn cả. Các bức tường bong chóc, nứt toác thành những mảng rộng, nhiều lan can đã trơ ra khung sắt, trên tầng cao nhất của khu nhà có thể thấy rõ trần nhà thủng lỗ chỗ,...
Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân sống tại đây vẫn “án binh bất động”, do chưa thống nhất được các quyền lợi với chủ đầu tư.
Xem thêm tại đây.