Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản công nghiệp còn là “con cưng“?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 14/10/2021 - 10:30

Bất động sản công nghiệp còn là "con cưng"?; Người trẻ về quê buôn đất: Bỏ vốn 400 triệu, năm sau bán hơn 1 tỷ bất chấp dịch bệnh... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản công nghiệp còn là "con cưng"?

Được ví như "đứa con cưng" của thị trường khi liên tiếp tăng giá qua các làn sóng dịch bệnh, bất động sản công nghiệp hiện đã "ngấm đòn" và đối mặt với nhiều thách thức.

Cụ thể, báo cáo quý III của JLL cho thấy, tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp ở 05 tỉnh công nghiệp trọng điểm tạm thời giảm nhẹ xuống mức 72%, thấp hơn so với quý 2/2021, do có thêm nguồn cung mới.

Tổng quan thị trường Bất động sản công nghiệp phía Nam quý III-2021

Trong đó, tại Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cũng sôi động với nhiều dự án lớn. Thị trường nhà xưởng xây hoạt động ổn định, ỷ lệ lấp đầy đạt 89%.

Theo JLL, trong quý này, tỉnh Hưng Yên cũng tiếp tục đón chào nguồn cung mới từ khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng, với tổng diện tích là 93ha do Hòa Phát làm chủ đầu tư.

Tại Bắc Ninh, khu công nghiệp Yên Phong 2C của Viglacera cũng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và tiến hành xây dựng cơ sở mặt bằng được 70% diện tích quy hoạch, nâng tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê tại miền Bắc đạt khoảng 9.900ha.

Thị trường nhà xưởng xây sẵn đón nhận thêm nguồn cung mới tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng, nâng tổng nguồn cung nhà xưởng xây lên mức 2,1 triệu m2 sàn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lạng Sơn: Tập trung phát triển kinh tế và đầu tư xây dựng

Tỉnh Lạng Sơn tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021 và đầu tư hoàn thành các dự án trọng điểm được phê duyệt.

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2021, ông Phạm Hùng Trường – Chánh văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch covid-19 nhưng tỉnh Lạng Sơn vẫn tập trung mọi nguồn lực nhằm hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ được đề ra. Trong đó, thực hiện “mục tiêu kép” là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm mục đích vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, tỉnh Lạng Sơn còn ban hành các Nghị quyết chuyên đề về phát triển các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 - 2025. Bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; trình HĐND tỉnh thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 cấp huyện; chỉ đạo đẩy nhanh tiến đô ̣lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030, xây dựng Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quảng Ngãi phê duyệt đồ án quy hoạch 5 trung tâm đô thị tại thị xã Đức Phổ

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu 5 trung tâm đô thị tại thị xã Đức Phổ, với tổng diện tích lập quy hoạch hơn 3.400ha.

Theo đó, 5 trung tâm đô thị này bao gồm: Trung tâm đô thị Phổ Văn, Trung tâm đô thị Đức Phổ, Trung tâm đô thị phía Nam, phía Bắc và phía Đông phường Nguyễn Nghiêm thuộc thị xã Đức Phổ. Việc quy hoạch được gắn với không gian kiến trúc, cảnh quan phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại kết hợp với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, khớp nối đồng bộ với các dự án đã và đang triển khai trong khu vực.

Quy hoạch Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030 được phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Quy hoạch Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030 được phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Đầu tiên, là đồ án Trung tâm đô thị phía Đông phường Nguyễn Nghiêm có quy mô diện tích khoảng 478ha. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch thuộc một phần địa giới hành chính của phường Phổ Minh, có giới cận như sau: Phía Đông giáp sông Thoa và các phường Phổ Quang, phường Phổ Vinh; phía Tây giáp đường Nguyễn Tất Thành; phía Nam giáp phường Phổ Vinh; phía Bắc giáp sông Thoa và các phường Phổ Văn. Về tính chất, đây là khu đô thị mở rộng phía Đông của Trung tâm đô thị Đức Phổ với chức năng chính về khu đô thị dịch vụ; các tuyến đường Nguyễn Tất Thành, đường Trần Hưng Đạo, đường Hùng Vương, đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh sẽ là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM hiếm nguồn cung, đất nền vùng ven tiếp tục giữ vị thế chủ lực

Thông tin này được Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) cho biết, trong báo cáo về thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận quý III/2021.

Theo DKRA Vietnam, trong quý III/2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam, dẫn đến các biện pháp siết chặt giãn cách xã hội được áp dụng. Chịu ảnh hưởng trực tiếp trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận có sự sụt giảm về nguồn cung và lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc chủ chốt như đất nền, căn hộ, nhà phố, biệt thự.

Cụ thể, ở phân khúc đất nền, trong quý III, thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận nguồn cung sụt giảm đáng kể, chỉ tương đương khoảng 4,1% so với quý II, tỷ lệ tiêu thụ chỉ bằng 1,5% quý trước. Thị trường đất nền vùng ven tiếp tục giữ vị thế chủ lực trong khi TP.HCM trải qua 5 quý liên tục thiếu vắng nguồn cung mới. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở thị trường Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Người trẻ về quê buôn đất: Bỏ vốn 400 triệu, năm sau bán hơn 1 tỷ bất chấp dịch bệnh

Bất chấp dịch bệnh kéo dài, một số vùng đất nông thôn vẫn ghi nhận giá đất tăng gấp đôi, gấp ba. Không ít người trẻ “lãi đậm” nhờ mạnh tay xuống tiền đầu tư.

Những năm trở lại đây, đất nông thôn đã trở thành kênh đầu tư màu mỡ của nhiều người trẻ Hà Nội nhanh nhạy và thức thời. Giá đất rẻ cùng khả năng tăng giá nhanh chóng theo cơn sốt bùng nổ vùng ven đã giúp không ít người đổi đời. Ngay cả ở thời điểm năm 2020 - 2021, khi thị trường địa ốc nhìn chung có phần chững lại và dù dịch bệnh xuất hiện, một số vùng đất nông thôn tiếp tục tăng giá. Cũng nhờ đó mà nhiều người trẻ đã nhanh chóng kiếm tiền tỷ vì mạnh tay rót vốn.

"Không bao giờ nghĩ quê mình, giá đất lại tăng lên nhanh đến như vậy. Giá đất đã tăng mấy năm trở lại đây rồi nhưng khó tưởng tượng, ngay cả dịch bệnh, giá tiếp tục tăng. Giờ đất ở quê còn đắt như đất Thủ đô", Đ.A. (31 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Sinh ra tại Nam Định, đến năm 18 tuổi, Đ.A. rời quê lên Hà Nội học tập và định cư. "Chỉ có dịp lễ tết, tôi mới về quê với bố mẹ. Tết năm 2019 về quê, mẹ tôi đã than thở về chuyện sao đất ở quê giờ lại đắt thế. Năm đó, một lô đất đối diện căn nhà tôi đang ở có mức giá 360 triệu đồng. 5 năm trước, giá của lô đất này chỉ có 140 triệu đồng, tức là tăng hơn gấp đôi. Nghe mẹ tôi kêu đất đắt, tôi cũng đơn thuần nghĩ rằng, chắc giá chỉ tăng đến như vậy".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top