Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản vào “mùa gặt”, phân khúc nào nhiều triển vọng?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 29/09/2022 - 10:30

Bất động sản vào “mùa gặt”, phân khúc nào nhiều triển vọng?; Siết chặt quản lý hoạt động môi giới bất động sản... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Bất động sản vào “mùa gặt”, phân khúc nào nhiều triển vọng?

Thị trường bất động sản bắt đầu bước vào "mùa gặt" 3 tháng cuối năm. Trong 3 tháng cuối năm, dòng tiền sẽ chảy vào phân khúc nào?

Thông thường, quý cuối cùng của năm là thời điểm thị trường bất động sản bước vào giai đoạn giao dịch sôi động nhất. Nhiều môi giới ví von đây là "mùa gặt" của năm.

Dịp cuối năm, nhu cầu mua nhà thường tăng cao, khi người dân tích trữ được khoản tiền đáng kể trong năm, ví dụ như tiền thưởng Tết; ngoài ra còn có một lượng kiều hối đáng kể.

Có thể thấy, thị trường đang được tháo các nút thắt lớn, sau khi Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý được đưa ra. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 9, nhiều chính sách mới về tín dụng đã được thông qua, tác động không nhỏ đến thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VNREA tổ chức Hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản

Sáng ngày 28/9, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức Hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, với sự tham dự của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia uy tín.

Cả 2 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi đang được Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành trong vòng 2 tháng, dự kiến sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Trên tinh thần xây dựng, đóng góp những ý kiến thiết thực nhất vào công tác xây dựng dự thảo sửa đổi luật, VNREA tiếp tục tổ chức Hội nghị Góp ý sửa đổi dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản.

Hội nghị có sự góp mặt của lãnh đạo VNREA, đại diện Bộ Tư pháp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tòa án Nhân dân tối cao, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực pháp lý, bất động sản, tài chính,... cùng đại diện các doanh nghiệp thành viên, sẽ mang lại nhiều ý kiến đa chiều để gửi tới các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, sửa đổi triệt để, bảo đảm yêu cầu giải quyết những vướng mắc, bất cập của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, đồng bộ với các luật khác có liên quan, đồng thời cắt giảm các thủ tục hành chính, luật hóa một số quy định trong nghị định, các văn bản dưới luật. Từ đó bảo đảm sự thống nhất, tương thích, đồng bộ, góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư thông suốt, cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia các phân khúc thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản đô thị du lịch - Kênh hốt bạc của nhà đầu tư trong năm 2022

Bất động sản đô thị du lịch “all-in-one” không chỉ tạo động lực mới cho ngành du lịch nghỉ dưỡng thăng hoa sau đại dịch mà đây còn là sản phẩm giúp gia tăng giá trị dòng tiền của nhà đầu tư.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2022. Mặc dù số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng riêng vốn FDI chảy vào ngành bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Còn số đăng ký này đã tăng cao hơn gấp đôi so với số vốn 1,6 tỷ USD mà ngành bất động sản thu hút được của 8 tháng năm 2021. Thậm chí, con số này còn gấp hơn 6 lần nếu so với con số 2,7 tỷ USD của cả năm 2019 - là thời điểm trước khi dịch Covid-19 diễn ra.

Theo các chuyên gia, bất động sản vẫn luôn là ngành kinh tế mũi nhọn với mức tăng trưởng ổn định và bền vững tại Việt Nam. Trong đó, không chỉ bất động sản công nghiệp mà phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng đang là thỏi nam châm hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hiến kế kìm chế lạm phát các tháng cuối năm 2022, giữ ổn định nền kinh tế

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 1,64%. Đây là chỉ số CPI tương đối thấp trong điều kiện lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới cao ở mức kỷ lục trong hàng mấy chục năm và giá cả nhiều mặt hàng như xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu đầu vào của nền sản xuất tăng cao. Áp lực lạm phát trong các tháng cuối năm 2022 với nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn, cần có các biện pháp quản lý phù hợp.

Trong vài năm gần đây do lãi suất tín dụng hạ thấp, một lượng tiền lớn có thể đã chuyển hướng vào lĩnh vực bất động sản tạo nên cơn sốt đất và tăng giá bất động sản ở nhiều địa phương. (Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ số lạm phát cơ bản bình quân trong 8 tháng năm 2022 tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021.

Việc chỉ số CPI 8 tháng năm 2022 tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%, được hỗ trợ bởi một số nguyên nhân. Trước hết, mặc dù một số nền kinh tế lớn trên thế giới từng bước phục hồi, nhưng do tác động của các gói hỗ trợ kích cầu trong đại dịch Covid-19 nên lạm phát của các nước trên thế giới tăng cao. Lạm phát của Mỹ tăng 8,6% trong tháng 8 sau khi đạt mức cao nhất kể từ năm 1981 vào tháng 7 là 9,1%, lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng ở mức cao kỷ lục.

OECD nâng gấp đôi mức dự báo lạm phát trong nhóm 38 nước thành viên lên 8,5%, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 1988. Lạm phát ở Anh đã tăng lên 10,1% trong tháng Bảy, mức cao nhất kể từ năm 1982; Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo lạm phát có khả năng sẽ tăng lên 13% trước cuối năm nay do giá năng lượng tăng cao. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ, mức độ tăng của giá cả còn lên tới 73%. Đồng thời, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc và việc thực hiện chính sách “Zero covid” đã làm đứt gẫy nguồn cung vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất của thế giới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Siết chặt quản lý hoạt động môi giới bất động sản

Mặc dù đã có nhiều giải pháp chấn chỉnh, nhưng hiện nay, công tác quản lý và giám sát hoạt động môi giới nhà đất, nhất là môi giới tự do… còn bị buông lỏng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá đất ở nhiều nơi bị thổi lên cao hơn giá trị thật, tạo ra sốt “ảo”, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Đang có nhu cầu mua nhà, anh Nguyễn Thế Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tìm kiếm rất nhiều hội, nhóm bất động sản trên mạng xã hội. Không khó để anh tìm kiếm được thông tin về những căn nhà đúng các tiêu chí mà gia đình anh mong muốn. Thế nhưng, khi đến xem nhà, anh Hưng thấy công trình hoàn toàn khác so với mô tả trên mạng. Sau khi tìm hiểu, anh Hưng mới biết đây là chiêu trò dụ khách của đội “cò” bất động sản. Thậm chí, sau đó, số điện thoại của anh bị lưu vào tệp dữ liệu khách hàng và người môi giới liên tục gọi điện để giới thiệu những ngôi nhà khác, gây không ít phiền toái, khó chịu.

Anh Lê Dũng, một nhân viên môi giới bất động sản chia sẻ, chiêu trò các đối tượng “cò” hay sử dụng là gây sức ép. Cụ thể, khi người mua gặp chủ nhà, những người này sẽ cho người quen đến đóng giả khách mua để xin đặt cọc, mục đích là khiến khách mua nóng lòng chốt giá căn nhà. Người mua khi đã ưng căn nhà thì dễ bị phân tâm, hơn nữa khi có người mua tranh thì tâm lý dễ xao động mà xuống tiền cọc sớm. “Cũng do việc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng bây giờ khá tiện lợi, cho nên khách chuyển tiền và làm hợp đồng đặt cọc rất nhanh chóng. Nhưng về nhà mới thấy “hớ” thì đã quá muộn”, anh Dũng cho hay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top