Aa

Bất động sản 24h: Đề xuất mua bán qua sàn, giá nhà sẽ bị đội lên thế nào?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 05/10/2022 - 10:30

Đề xuất mua bán qua sàn, giá nhà sẽ bị đội lên thế nào?; Quyền sở hữu đi đâu khi chung cư hết hạn?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Đề xuất mua bán qua sàn, giá nhà sẽ bị đội lên thế nào?

Bộ Xây dựng lấy ý kiến cho dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 (sửa đổi), trong đó đề xuất bắt buộc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai phải qua sàn.

Theo các chuyên gia, phí dịch vụ của sàn bất động sản khoảng 2% và thường được chủ đầu tư tính vào giá bán nhà. Vì thế, nếu đề xuất được thông qua, giá nhà sẽ phải chịu thêm chi phí này. Chưa kể, các sàn bất động sản "ôm" xong hàng có thể tạo hiệu ứng khan hàng để đẩy giá lên cao. Trên thực tế, có những dự án khi người mua đợt đầu của chủ đầu tư giá khoảng 25 triệu đồng/m2, nhưng khoảng 3 tháng sau, mua qua sàn, giá đẩy lên 30 triệu đồng/m2.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), phân tích, nếu đề xuất bổ sung quy định "chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua sàn" được thông qua, giá bán nhà sẽ tăng, gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngân hàng siết cho vay mua nhà, mục tiêu an sinh xã hội khó đảm bảo

Nhiều năm qua, nhà ở luôn được coi là vấn đề an sinh xã hội trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề này càng trở nên cấp bách trong bối cảnh quản lý tín dụng chặt chẽ như hiện nay.

Sau khi nới hạn mức tín dụng thì Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1%, lên 5%/năm từ ngày 23/9. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng có thể tăng theo sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi càng khiến nhiều người có ý định mua nhà phải đau đầu tính toán.

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chỉ rõ, cần bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc đảm bảo quyền có chỗ ở cho người dân, việc phát triển nhà ở là trách nhiệm và cần có sự tham gia của tất cả các bên bao gồm người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Trong đó, phát triển nhà ở vừa là ngành kinh tế quan trọng vừa là công cụ đảm bảo an sinh và công bằng xã hội. Song làm thế nào để người dân thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng với lãi suất hợp lý đang là vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khánh Hòa: Đề xuất thêm khu đô thị sân bay cao cấp ở Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất điều chỉnh lại tính chất và cơ cấu sử dụng đất tại 6 phân khu chức năng ở bán đảo Hòn Gốm và khu vực Cổ Mã - Tu Bông, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, điều kiện tự nhiên của khu vực.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã có báo cáo gửi Thường trực Ban chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh liên quan đến việc triển khai Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, trong quá trình hoàn thiện đồ án điều chỉnh quy hoạch để trình thẩm định và phê duyệt, đơn vị tư vấn đã phối hợp với một số đơn vị nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh lại tính chất và cơ cấu sử dụng đất tại 6 phân khu chức năng ở bán đảo Hòn Gốm và khu vực Cổ Mã - Tu Bông, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và điều kiện tự nhiên của khu vực này.

Cụ thể, phân khu 1 rộng khoảng 4.900ha từ Khu du lịch sinh thái đảo Hòn Lớn đổi thành Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng đảo Hòn Lớn (huyện Vạn Ninh). Phân khu 2 rộng khoảng 4.400ha, giữ nguyên tên Khu du lịch sinh thái Núi Khải Lương được đề xuất điều chỉnh tính chất có thêm vui chơi giải trí có thưởng và mạng lưới giao thông liên kết đảo Hòn Lớn và tuyến đường hầm qua núi liên kết với khu vực phía nam núi Khải Lương. Phân khu 4 rộng 1.600ha điều chỉnh từ “Khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên - Mũi Đá Son” trở thành “Trung tâm triển lãm du thuyền quốc tế, đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp Mũi Đá Son”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyển đổi số ngành bất động sản: Cần nhanh chóng lên "con tàu 4.0"

Giới chuyên gia cho rằng, tốc độ chuyển đổi số là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp bất động sản. Nếu doanh nghiệp chậm chuyển đổi, nguy cơ bị đào thải trong thời đại công nghệ 4.0 là rất lớn.

Chuyển đổi số hiện nay không phải sự lựa chọn mà là điều tất yếu. (Ảnh minh họa: Internet)

Nhận định về thực tiễn chuyển đổi số ngành bất động sản, xây dựng, PGS. TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT từng khẳng định: "Chuyển đổi số hiện nay không phải sự lựa chọn mà là điều tất yếu. Bởi chúng ta đã bước vào kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, chấm dứt thời kỳ "cá lớn nuốt cá bé", và chuyển sang "cá nhanh ăn cá chậm". Đối với ngành bất động sản, xây dựng của Việt Nam, việc chuyển đổi số sẽ đem lại lợi ích khổng lồ".

Là một xu thế không thể đảo ngược, tuy nhiên ở nước ta, bất động sản - ngành từ trước đến nay được xem là mang tính truyền thống, thường chậm chạp trong việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi số mới. 

Một phần nguyên nhân được cho là bởi với hệ thống thủ tục và pháp lý phức tạp, bất động sản vẫn được đánh giá là loại tài sản có tính thanh khoản không cao; việc bán hay cho thuê nhà, đất… thường mất rất nhiều thời gian. Chưa kể, rủi ro của ngành bất động sản từ lâu đã là một trong những rủi ro lớn nhất có thể xảy ra của nền kinh tế, khi các dòng chảy về tài chính đều liên quan tới định chế ngân hàng và việc huy động nguồn vốn lớn từ công chúng (cổ phiếu, trái phiếu).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quyền sở hữu đi đâu khi chung cư hết hạn?

Trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được đưa ra lấy ý kiến lần 2, Bộ Xây dựng tiếp tục nêu phương án quy định về thời hạn sở hữu căn hộ chung cư được dư luận rất quan tâm.

Vấn đề quyền sở hữu của chủ căn hộ lại dường như chưa có giải pháp khi hết thời hạn các căn hộ, nhà chung cư cũ.

Trong dự thảo 1, đề xuất sổ hồng căn hộ chung cư chỉ có thời hạn 50 - 70 năm đã gây ra lo ngại cho người dân sở hữu loại hình bất động sản này.

Các công trình chung cư đều có niên hạn, thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà đề xuất cấp quyền sở hữu chung cư theo tuổi thọ thiết kế có thời hạn 50 - 70 năm.

Trước hết, chung cư là loại hình nhà ở, bất động sản liên quan đến đất đai. Đặc điểm này cho thấy nhà ở chung cư không giống như các hàng hóa khác, không thể tách riêng nhà và đất thành 2 phần độc lập, tức là không thể bán riêng lẻ hay bán mang đi mà gắn liền với đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top