300 triệu USD vốn FDI chảy vào BĐS - con số biết nói: Xuất hiện dòng vốn "ngược" khi Mỹ rút khỏi TPP
Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, một số nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ cuộc dù trước đó rất mặn mà đổ vốn vào thị trường BĐS Việt Nam. Do đó, khả năng cao FDI vào BĐS năm 2017 sẽ thấp hơn năm 2016.
Theo ông Hiếu, Việt Nam hiện nay đang có nhiều ưu điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta đang phát triển rất mạnh và nhanh, đặc biệt tại TP. HCM và những vùng lân cận xung quanh. Trong khi đó, thị trường BĐS vốn là thị trường có xu hướng tăng trưởng tốt trong một nền kinh tế ổn định và phát triển nhanh. Dẫu có một vài giai đoạn thị trường đi xuống hay khủng hoảng, nhưng nhìn chung thị trường BĐS Việt Nam cùng với nền kinh tế tăng trưởng tốt đang có sức hút lớn.
Nếu như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP được thông qua, năm 2017 sẽ trở thành một năm "nóng" đối với dòng vốn ngoại. Vì không có TPP, độ nóng giảm đi. Nhưng nói như vậy không có nghĩa thị trường BĐS không có cơ hội bởi vì Việt Nam vẫn còn chờ đợi những Hiệp định thương mại song phương khác. Do đó thị trường BĐS vẫn được giới đầu tư quan tâm nhiều.
TP. HCM: Lập phương án ngăn chặn “bong bóng” BĐS
Đó là chỉ đạo của ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP. HCM tại cuộc họp báo cáo kết quả và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Sở Xây dựng.
Qua đó, ông Khoa cũng đề nghị Sở Xây dựng phải xem vai trò quản lý của ngành xây dựng trong tổng thể phát triển xây dựng ở TP. HCM, bởi ngành này rất quan trọng, tác động rất lớn đến nhiều ngành khác.
Sở Xây dựng phải bám sát để quản lý chặt chẽ, phục vụ cho ngành này phát triển ổn định, tuyệt đối không được để xảy ra hiện tượng bong bóng BĐS. Về vai trò quy hoạch của Sở Quy hoạch Kiến trúc, phải quy hoạch tốt, các sở, ban, nghành phải tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.
Không lo tiền bị "chôn" trong BĐS
Năm 2017 vẫn được các chuyên gia khẳng định là một năm lạc quan của thị trường bất động sản. Những lo ngại về bóng bóng hay “chôn” tiền vào bất động sản cũng dần bị dẹp bỏ.
Tuy nhiên, xu hướng của thị trường có tốt thêm lên hay “đi ngang” so với năm 2016 cũng có một phần quyết định từ chiến lược và điều chỉnh phân khúc sản phẩm mà một số chủ đầu tư lớn đang nắm vai trò chi phối nguồn hàng. Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) Nguyễn Trần Nam lạc quan phân tích, với bộ máy Chính phủ mới, các bộ ngành và địa phương đang rất hăng hái, năng nổ. Công việc đang được khuấy động lên và có sự cạnh tranh lẫn nhau nhằm thu hút đầu tư, phục vụ doanh nghiệp.
Vì sao Việt Nam vẫn có một chỗ đững vững chắc trong mắt giới đầu tư nước ngoài?
Nguồn vốn FDI tăng mạnh đã tạo điều kiện để thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước. Minh chứng là các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó phải kể đến Hà Nội và TP. HCM, đang “thay da đổi thịt” từng ngày khi ngày càng nhiều người dân đổ xô đến các khu vực trung tâm để sinh sống và làm việc, khi các tòa nhà cao tầng mọc lên nhanh chóng, “khoác một chiếc áo mới” cho toàn thành phố.
Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua như những thay đổi trong các chính sách, những nới lỏng trong các quy định... “Nền kinh tế với tốc độ phát triển mạnh mẽ nhờ sự ổn định về chính trị và chi phí lao động tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực”, ông Stephen Wyatt, Trưởng đại diện của JLL tại Việt Nam nhận định.
Tuy nhiên, dựa trên những đánh giá của JLL thì có 2 nhân tố chính giúp Việt Nam có thể chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh chóng trong mức độ đầu tư nước ngoài.
Dự báo doanh thu cán mốc 1 tỷ USD năm 2017, nhiều khả năng Coteccons tiếp tục thắng lớn nhờ VinCity
Trả lời báo chí mới đây về kế hoạch và chiến lược của Coteccons trong thời gian tới, ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của Coteccons cho rằng, Vingroup rất tin tưởng ở CTD và luôn dành cho công ty này hạn mức tín dụng trong các hợp đồng thầu các dự án của Vingroup.
Cụ thể, theo ông Dương các hợp đồng mà CTD đã ký với Vingroup khi trừ đi phần đã thanh toán thường có tổng giá trị khoảng 10.000 tỷ. So với một số đơn vị nhà thầu lớn khác mà Vingroup hợp tác thì giá trị hợp đồng của CTD là lớn nhất, chẳng hạn như Hòa Bình và Posco E&C khoảng 2.000 tỷ.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Dương, theo như công bố của Vingroup trong năm 2017 tập đoàn này sẽ tham gia vào phân khúc nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền để đáp ứng nhu cầu đại chúng hơn. Và Coteccons cũng đã và đang nghiên cứu, đàm phán để hợp tác cùng với Vingroup.
Còn theo ông Nguyễn Bá Dương, khả năng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 20% trong năm nay của Coteccons là nằm trong mức kiểm soát, ông còn kỳ vọng con số cao hơn và có thể làm được khi nhìn vào các công việc mà Coteccons đã và đang làm.