Lượng tiêu thụ căn hộ khả quan sau giãn cách
Theo DKRA Vietnam, trong tháng 10/2021, phân khúc căn hộ tại TP.HCM và tỉnh giáp ranh ghi nhận có 8 dự án mở bán (2 dự án mới và 6 dự án ở giai đoạn tiếp theo), cung cấp ra thị trường khoảng 784 căn, tăng 34% so với tháng trước (587 căn) nhưng chỉ bằng 37% so với cùng kỳ tháng 10/2020 (2,116 căn). Tỷ lệ tiêu thụ chung toàn thị trường đạt 49% (khoảng 383 căn), giảm 4% so với tháng 9/2021 (401 căn), bằng 26% lượng tiêu thụ cùng kỳ năm trước (1,448 căn).
Mặc dù lệnh giãn cách dần được nới lỏng ở hầu hết các địa phương nhưng hình thức mở bán online vẫn tiếp tục là hình thức chủ đạo được các sàn môi giới áp dụng trong tháng nhằm đảm bảo an toàn cho người mua cũng như tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Giá bán một số dự án mới chào bán tại TP.HCM ghi nhận tăng mạnh, đặc biệt ở khu Đông (TP. Thủ Đức), trong khi đó các tỉnh thành khác không có nhiều biến động so với tháng trước/đợt mở bán trước đó. Các chính sách bán hàng hấp dẫn, ví dụ như mức chiết khấu thanh toán nhanh tiếp tục được áp dụng nhằm kích cầu người mua.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đề xuất hoạt động giao dịch bất động sản phải thông qua sàn: Nên hay không nên?
Mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố đề cương sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản 2014, bổ sung thêm một số quy định mới nhằm phù hợp với thị trường hiện tại.
Trong đó, Bộ Xây dựng bổ sung quy định, chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua sàn giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, việc Bộ Xây dựng bổ sung thêm quy định này đang gây tranh cãi trên thị trường bất động sản.
Hoạt động môi giới, sàn giao dịch là rất cần thiết và là một bộ phận của thị trường bất động sản và giữ vai trò cầu nối giữa chủ đầu tư dự án và khách hàng, nhưng cần nhận thức rõ các sàn giao dịch bất động sản chỉ được làm trung gian để thực hiện bán, cho thuê nhà ở theo ủy quyền của chủ đầu tư và hưởng phí giao dịch qua sàn.
Do vậy, quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà, công trình xây dựng thông qua sàn giao dịch bất động sản” đã không phù hợp với các quy định pháp luật về dân sự, về doanh nghiệp, về đầu tư và không sát với thực tiễn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phía sau giấc mộng đổi đời từ 'cơn sốt' bất động sản
Sức hấp dẫn về thu nhập của nghề môi giới đã khiến cho không ít người bỏ nghề chính, "cần câu cơm" của mình nhiều năm để đi làm môi giới.
Như chị Trang hiện nay đã bước chân vào nghề được 3 năm, nhưng nhiều khi “cơm chẳng đủ mà ăn” vì liên tiếp nhiều đợt dịch Covid-19 lại ập tới, thị trường bất động sản hết cơn sốt một số khu vực thì gần như “đóng băng”.
Chị Trang cũng cho hay, môi giới bất động sản sống bằng tiền hoa hồng chứ lương hỗ trợ từ công ty cũng chỉ có 2,5 triệu đồng/tháng thì chỉ đủ thuê nhà. Hơn nữa, 5 tháng qua không có giao dịch nào và công ty cũng khó khăn nên lương cũng bị cắt. Thế nên trong thời gian đó, tiền tiết kiệm trước kia bao nhiêu tôi đã phải tiêu hết.
“Hiện nay tôi đang rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không biết nên tiếp tục với nghề môi giới bất động sản hay quay lại với công việc như trước kia. Không chỉ có tôi, mà còn rất nhiều người khi gặp khó khăn họ cảm thấy hoàn toàn sụp đổ với những hy vọng”, chị Trang bày tỏ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy hoạch Hà Nội bị “băm nát“: Trách nhiệm thuộc về ai?
Hệ thống giao thông ở Hà Nội bị quá tải cũng không lạ bởi vì thành phố đang trong giai đoạn phát triển nóng, cộng với rất nhiều yếu tố tồn tại được chỉ ra từ chục năm trước trong quá trình quy hoạch như không xây chung cư cao tầng trong nội đô, di chuyển trường đại học... nhưng không giải quyết dứt điểm, đã dẫn tới tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn như hiện tại”.
TS. Nguyễn Ngọc Bảo phân tích, lãnh đạo thành phố Hà Nội cần phải tổ chức đánh giá lại lộ trình thực hiện quy hoạch xem kết quả thực hiện tới nay ra sao, yếu ở khâu nào, triển khai vào thực tế đã làm sai, làm hỏng ở những điểm nào.
“Tôi nghe nhiều phản ánh trên công luận từ mấy năm nay là quy hoạch Hà Nội đang bị băm nát, một khu đất vài héc-ta thì giao đến hai, ba chủ đầu tư dẫn tới việc xây dựng lộn xộn, tạo thêm gánh nặng cho hạ tầng giao thông xung quanh khu vực.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điểm danh loạt dự án về đích sớm trong năm 2021
Hiện nay nhiều chủ đầu tư, tổng thầu và đơn vị phát triển dự án đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ để về đích vào cuối năm nhưng không phải dự án nào cũng có thể thực hiện đúng cam kết bàn giao nhà trong giai đoạn khó khăn này.
Điểm đáng mừng là thị trường vẫn ghi nhận một số chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án có tiềm lực tài chính, linh hoạt và thích ứng nhanh để sớm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tiến độ thi công, bàn giao dự án đến tay người mua nhà đúng thời hạn. Đơn cử là nhà phát triển dự án Rio Land với 3 dự án tại tâm điểm TP. Thủ Đức chuẩn bị bàn giao vào cuối năm 2021.
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam nhận định, thời gian qua nhiều dự án đang triển khai phải dừng thi công, thiếu nguồn lao động, tài chính bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ bàn giao. Chính vì vậy, trong thời điểm này những chủ đầu tư, tổng thầu và đơn vị phát triển dự án có thể thực hiện đúng cam kết giao nhà cuối năm được xem là những “gương mặt” đã vượt qua sự sàng lọc trong giai đoạn khó khăn nhất của thị trường.