Đánh thuế BĐS thứ 2 trở lên: Nhà cấp 4, nhà dưới 1 tỷ đồng sẽ được miễn?
Sau khi có thông tin Bộ Tài chính đang nghiên cứu và có ý định áp dụng chính sách đánh thuế với nhà, nhất là những nhà thứ 2 trở lên, HoREA đã có đề xuất không đánh thuế nhà cấp 4, nhà dưới 1 tỷ.
Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị các hộ gia đình dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với TP.HCM dưới mức bình quân 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3... nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này cũng chỉ dưới 200m2 cũng không nên thu thuế.
Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cho rằng nếu áp dụng sắc thuế mới thì cũng nên thiết lập lộ trình, giai đoạn đầu áp dụng mức thuế vừa phải, phù hợp với sức dân.
Xem thêm tại đây.
“Giờ mới thu thuế BĐS thứ 2 là quá chậm và có phần phiến diện”
Liên quan đến thông tin Bộ Tài chính đang có dự định đánh thuế tài sản mang tính trực thu, trong đó có việc đánh thuế vào các BĐS thứ 2, thứ 3 trở lên, mới đây GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng không chỉ đánh thuế lũy tiến vào BĐS thứ 2, thứ 3 mà còn phải nâng toàn bộ thuế nhà đất cao lên thì mới có thể giải quyết được nhiều vấn đề còn đang tồn tại.
Xem thêm tại đây.
Mua nhà cho thuê - kênh đầu tư “hot” 2017?
Ông Nguyễn Nam Sơn, đại diện của Vietnam Capital Partners từng đưa ra phân tích về xu hướng đầu tư BĐS tại Việt Nam, cho thấy ở kênh thu hút tiền nhàn rỗi thay đổi theo tăng trưởng GDP và thu nhập của người dân.
Những năm 2005, GDP đầu người đạt khoảng 700 đôla, tiền nhàn rỗi thường đổ vào căn nhà đầu tiên để ở. Còn hiện nay ông Sơn chỉ ra rằng phần lớn tiền nhàn rỗi đang đổ vào mua căn hộ chất lượng cao để cho thuê, tiến tới là BĐS nghỉ dưỡng.
Sinh lời từ cho thuê và kỳ vọng tài sản tăng giá khiến giới đầu tư không ngừng đổ tiền vào phân khúc này. Đây là xu hướng mới xuất hiện trong một hai năm trở lại đây và được cho là sẽ “nóng” trong thời gian tới.
Xem thêm tại đây.
Có nên tước "vương miện" khu đô thị kiểu mẫu của Linh Đàm?
Khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa ra đời đã lọt top 2 khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên trên cả nước bởi yếu tố “xanh” hấp dẫn, từng được Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn danh hiệu công trình kiến trúc tiêu biểu thời đổi mới. Thế nhưng, chất lượng quy hoạch, hạ tầng xã hội, môi trường… ngày một xuống cấp nghiêm trọng khiến nơi đây từ một KĐT kiểu mẫu xuống thành một khu vực… nên tránh xa.
Xem thêm tại đây.
Tâm điểm của thị trường địa ốc ven đô
Là một “siêu” đô thị, đến thời điểm hiện nay, dân số cơ học tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng lên mức 13 triệu dân. Theo quy luật cung - cầu, thực tế tiếp cận nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh ngày càng khó khăn, thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện làn sóng tiến về vùng ven TP, nơi có hạ tầng kết nối thuận lợi với các vùng khác và giá lại “mềm” để thực hiện giấc mơ an cư.
Xem thêm tại đây.
TP.Hồ Chí Minh: Rà soát quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở xã hội hiện nay tại TP, trong đó bao gồm cả những số liệu dự báo trong giai đoạn 2016 – 2020.
Theo đó số liệu thống kê cho biết, hiện TP có khoảng 476.158/2.029.202 (23,46%) hộ chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với cha mẹ, người thân (có khoảng 25.206 hộ chưa có nhà ở).
TP cũng có khoảng 139.163 cán bộ, công chức, viên chức, tương ứng là khoảng 80.000 hộ, tương ứng với gần 20.000 hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với cha mẹ, người thân, cần cải thiện về nhà ở (chưa kể đến lực lượng công an, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp).
Ngoài ra TP còn 13.000 hộ dân bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị không đủ điều kiện bồi thường hoặc tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở thương mại trên thị trường.
Cuối cùng, với khoảng 1.214.000 người nhập cư sẽ có khoảng 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội. Còn lại 143.000 hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố có nhu cầu mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội.
Xem thêm tại đây.