Người vay ngân hàng mua đất "còng lưng" trả nợ
Vay ngân hàng để lướt sóng bất động sản nhưng thị trường đi xuống. Đất thì không bán được, thu nhập lại giảm, nhiều người mệt mỏi gồng mình trả nợ.
Bà Nguyễn Thị Hương Thanh (TP.HCM) cho biết đã ký hợp đồng vay ngân hàng để mua đất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình bà gặp khó khăn trong việc trả lãi khoản vay. Bà Thanh đề nghị cơ quan chức năng xem xét có chính sách hỗ trợ cho những trường hợp như bà tạm dừng đóng các khoản lãi vay.
Trả lời thắc mắc của bà Thanh, Ngân hàng Nhà nước cho biết , khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá đáp ứng các điều kiện như: Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19; có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; khoản vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ nợ, trả nợ gốc, lãi trong thời gian quy định (nợ phát sinh trước ngày 10/6/2021,..) thì được tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khối ngoại dẫn dắt các thương vụ tỷ đồng tại thị trường bất động sản Việt Nam
Mặc dù thị trường gặp khó khăn vì dịch bệnh song hoạt động M&A vẫn âm thầm nổi sóng. Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore… dẫn đầu về giá trị thương vụ M&A, lên tới con số tỷ USD.
M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Trước đây, các nhà phát triển bất động sản trong nước có xu hướng tự xin cấp phép và thực hiện dự án; các thương vụ M&A chủ yếu thuộc về nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm lại từ các nhà phát triển dự án trong nước. Tuy nhiên, khi quy mô thị trường lớn hơn, tiềm lực của các doanh nghiệp bất động sản trong nước mạnh hơn, họ đã đủ tích lũy về nguồn lực tài chính, bộ máy, và quy trình thực hiện, thì M&A là cách nhanh chóng để mở rộng quỹ đất và hoạt động kinh doanh.
Có thể thấy, làn sóng M&A dự án giữa các doanh nghiệp bất động sản trong nước có những diễn biến đáng chú ý trong đại dịch. Những thương vụ M&A đáng chú ý trong quý II/2021 có thể kể đến là việc Công ty Cổ phần và Phát triển Bất động sản Phát Đạt mua lại 99,5% cổ phần Công ty Cổ phần Bất động Sản Đầu tư và Phát triển Cao ốc Bình Dương để sở hữu dự án Bình Dương Tower; thương vụ Tập đoàn Ô tô Trường Hải mua lại chuỗi bán lẻ E-Mart Việt Nam, thương vụ hợp tác giữa Becamex IDC và Central Retail Vietnam phát triển Trung tâm thương mại GO! tại Bình Dương.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giao dịch bất động sản thành công vẫn tăng cao trong mùa dịch Covid-19
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19 nhưng tổng lượng giao dịch bất động sản thành công trên thị trường cả nước trong năm 2021 vẫn tăng cao.
Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng của các đợt bùng phát dịch Covid-19 mà lượng qua tâm đến thị trường bất động sản cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một thực tế, sau mỗi đợt dịch, thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng hơn, mức độ quan tâm có sự suy giảm nhưng vẫn đạt ở mức cao so với cùng kỳ trong năm 2020.
Cụ thể, theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, tổng bình quân lượng giao dịch bất động sản thành công trong quý II/2021 đạt 29.949 giao dịch, tăng 18% so với quý trước và đạt khoảng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công, đạt khoảng 20%, TP.HCM có 3.002 giao dịch thành công, đạt khoảng 87% so với quý trước.
Theo khu vực, tại miền Bắc có 6.384 giao dịch thành công, tại miền Trung có 7.300 giao dịch thành công và tại miền Nam có 16.265 giao dịch thành công.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Choáng ngợp trước thiết kế sang trọng của biệt thự 50 tỷ đồng, “view" sông Đà thơ mộng
Bất cứ ai khi được chiêm ngưỡng thiết kế của biệt thự này cũng phải choáng ngợp trước sự sang trọng, xa hoa cùng "view" sông Đà thơ mộng.
Lấy cảm hứng từ phong cách French Farmhouse, kiến trúc sư Thế Bình (38 tuổi) đã biến 2 căn biệt thự song lập thành 1 căn biệt thự vô cùng sang trọng, xa hoa.
Theo anh Bình, phong cách French Farmhouse là dòng kiến trúc được cách tân từ dòng kiến trúc tân cổ điển châu Âu mọi người vẫn thường thấy. Tuy nhiên, điểm nổi bật ở phong cách này mang đường chi tiết phào chỉ nhẹ nhàng, khoáng đạt hơn, cùng với đó là hệ thống kết nối sân vườn sinh thái lãng mạn và hoàn hảo so với các kiến trúc tân cổ điển sang trọng cũ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bỏ nhà đất mua căn hộ cũ nội đô, hối hận ở không xong bán không được
Bán nhà mặt đất mua tập thể cũ, chờ nhà đầu tư cải tạo xây chung cư mới. Nhưng 4 năm không động tĩnh, vợ chồng trẻ rao bán không được, ở không xong.
Vợ chồng anh Hùng, chị Linh quê ở Ý Yên, Nam Định kết hôn năm 2015. Sau khi cưới, anh chị được bố mẹ hai bên dồn tiền mua cho một căn nhà 3 tầng, rộng 40m2 ở phố Xốm, Hà Đông.
Cả hai đều làm trong nội thành, đi lại khá vất vả. Nhất là sau khi chị Linh sinh bé đầu lòng, việc đi làm quá xa nhà khiến chị gặp không ít khó khăn. Vì vậy, anh chị luôn mong muốn đổi nhà vào nội thành cho tiện đi lại.
“Muốn đổi nhà gần trung tâm nên vợ chồng mình chịu khó tìm hiểu nhà đất quanh khu vực hai vợ chồng làm việc. Tuy nhiên, đất nội thành đắt đỏ, mua nhà mặt đất là ngoài khả năng. Bởi, tổng thu nhập của cả hai chưa được 16 triệu đồng/tháng, còn nhà đang ở bán đi chỉ được hơn 1 tỷ. Tầm tiền đó cũng khó mua được một căn chung cư”, anh Hùng kể.