Aa

BĐS 24h: Nguy cơ thất thoát đất vàng tại các thành phố lớn

Thứ Hai, 26/09/2016 - 06:00

Giá nhà đất khu Đông Sài Gòn tăng đột biến, công nhân sẽ được mua nhà giá rẻ với mức 3 - 5 triệu đồng/m2, nguy cơ thất thoát đất vàng tại các thành phố lớn, hàng trăm biệt thự cổ ở Sài Gòn bất ngờ "biến mất"... là những vấn đề nóng trong 24h qua.

1. Công nhân sẽ được mua nhà với mức giá 3 - 5 triệu đồng/m2

Khi Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của Tổng Liên đoàn Lao động đi vào thực tế, công nhân sẽ không những được mua hàng giá rẻ tại siêu thị, khám bệnh ở phòng khám y tế, gửi con ở nhà trẻ… mà còn được mua nhà giá rẻ từ 3 - 5 triệu đồng/m2.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

"Thực tế hiện nay đời sống đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đang rất khó khăn về nhà ở, không có nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần, nơi gửi trẻ. Do đó, việc hoàn thiện các thiết chế của công đoàn nhằm chăm lo tốt hơn quyền lợi thiết thực của người lao động.

Nếu giá nhà 3- 5 triệu/m2 thì chỉ cần 100 triệu là công nhân sẽ có căn hộ 30 m2, để ở ổn định, lâu dài. Ở khu nhà ở đó có siêu thị, trường học, có phòng khám y tế, phục vụ đầy đủ thì người lao động mới vào ở. Còn nếu như hiện nay chỉ có mỗi nhà không thì công nhân cũng không vào” - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Bùi Văn Cường cho biết.

Xem chi tiết tại đây

2. Đô thị thông minh - xu hướng phát triển thế hệ mới

Theo xu thế phát triển chung, hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai các dự án đô thị thông minh như New York (Mỹ), Amsterdam (Hà Lan), Tokyo (Nhật Bản), News Songdo City (Hàn Quốc)…

Hay ngay trong khu vực Đông Nam Á cũng có thành phố Putrajaya của Malaysia được đánh giá là công trình đô thị thông minh tiêu biểu với 40% diện tích dành cho cây xanh, ở mọi nơi người ta đều nhìn thấy sự tồn tại song song giữa công nghệ thông tin và những vườn cây.

Tại Việt Nam, năm 2016, Hà Nội cũng đang trên đà hướng tới mục tiêu trở thành một đô thị thông minh, một thành phố ứng dụng công nghệ để có thể giải quyết được những bài toán “nóng” như giảm tải ùn tắc giao thông, quản lý lưu lượng xe cộ lưu thông, hay ứng dụng công nghệ để xây dựng hạ tầng thông minh cung cấp nước sạch, điện, chiếu sáng đô thị, thu gom, xử lý rác thải…

Tìm hiểu thêm thông tin về đô thị thông minh

3. Giá nhà đất khu Đông Sài Gòn tăng đột biến

Chỉ trong 3 tháng trở lại đây, nhiều dự án chung cư và đất nền thuộc các quận 2, 9 và Thủ Đức (TP.HCM) tăng cao. Có nơi giá đất tăng khoảng 3 triệu đồng/m2 hoặc căn hộ có chênh lệch so với giá gốc khoảng 300 triệu đồng. 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo một số báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS TP.HCM cho thấy, trong quý 2, giá bán các căn hộ chung cư thuộc phân khúc cao cấp và bình dân ở khu Đông, trong đó có quận 2, quận 9, tăng 8%- 10%. Đáng chú ý là quận Thủ Đức, với giá bán tăng gần 20%, từ 14 triệu lên 17 triệu đồng/m2.

Xem thêm thông tin để biết vì sao giá nhà đất khu Đông Sài Gòn tăng đột biến

4. Hải Phòng sẽ cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ dự án VSIP

UBND huyện Thủy Nguyên vừa tổ chức cuộc họp báo thông tin về tình hình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng.

Theo đó, trong tháng 9/2016, nếu 7 hộ dân thuộc xã An Lư, huyện Thủy Nguyên không chịu di dời thì UBND huyện sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo phương án sau: giao nhà tạm trú cho hộ gia đình khó khăn về chỗ ở.

Ban cưỡng chế thu hồi đất cùng các ngành chức năng của huyện và xã An Lư, Công ty Trách nhiệm hữu hạn VSIP Hải Phòng tổ chức họp đối thoại, vận động, thuyết phục các hộ dân chấp hành việc tháo dỡ, di chuyển tài sản ra khỏi phạm vi khu đất thu hồi và chấp hành việc bàn giao đất xong trước 17 giờ ngày 27/9.

Xem thông tin chi tiết tại đây

5. Nguy cơ thất thoát "đất vàng" 

Một thực tế rất đáng lo ngại khác là tình trạng một số DNNN có quỹ đất lớn, vị trí lợi thế cho kinh doanh, nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc trong diện phải di dời đã không thực hiện trả lại đất cho Nhà nước, mà kêu gọi nhà đầu tư cùng liên doanh, hợp tác đầu tư bằng cách góp giá trị lợi thế quyền thuê đất để khai thác quỹ đất hiện có, sau đó thực hiện thoái toàn bộ vốn góp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Hiện tượng ngày một phổ biến này, thực chất là một chiêu thức lách luật để chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư. Việc thành lập công ty liên doanh, hợp tác đầu tư đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ đích danh là “hình thức và không minh bạch trong phương pháp xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn”. Đây cũng là lý do mà nhiều chuyên gia cho là kẽ hở khi cổ phần hóa các công ty quốc doanh nắm trong tay hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn mét vuông “đất vàng” tại các thành phố lớn.

Thông tin chi tiết tại đây

6. Hàng loạt biệt thự cổ "biến mất" ở Sài Gòn

TP.HCM từng thống kê có đến 1.300 căn biệt thự cổ (xây trước năm 1975), tập trung nhiều nhất ở quận 1 và 3, trên các đường Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai...

Tuy nhiên, khảo sát trong thời gian gần đây, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM) xác định có đến gần nửa biệt thự cổ đã "biến mất". Đường Nguyễn Đình Chiểu từng có 53 căn hiện chỉ còn 24, đường Hai Bà Trưng 40 căn giờ chỉ còn khoảng 20, đường Lê Quý Đôn và Mạc Đỉnh Chi nay chỉ còn 6 trong số 20 căn.

Xem thêm thông tin về hàng trăm biệt thự biến mất ở Sài Gòn

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top