Aa

BĐS 24h: Nhà xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2”

Thứ Tư, 22/03/2017 - 14:01

Năm 2017, cuộc cạnh tranh kinh doanh BĐS ngày càng khốc liệt; Vinaconex 7 chờ "hái quả ngọt" từ kinh doanh BĐS; Hà Nội chưa đồng ý cho đơn vị nào lập quy hoạch hai bên sông Hồng; Nhà xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2”... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Năm 2017, cuộc cạnh tranh kinh doanh BĐS ngày càng khốc liệt

Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến cuối tháng 2/2017, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 29.573 tỷ đồng, giảm 1.450 tỷ đồng so với tháng 12/2016, tương đương mức giảm 4,67%.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI đổ vào BĐS trong 2 tháng đầu năm 2017, theo Cục đầu tư nước ngoài, đã lên tới 345 triệu USD , chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư, cho thấy BĐS vẫn duy trì sức hấp dẫn của một kênh đầu tư hiệu quả không chỉ với các nhà đầu tư trong nước mà cả với nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế này cho thấy thị trường BĐS đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Đây cũng được cho là yếu tố ảnh hưởng nhất đến mục tiêu tăng trưởng của các doanh nghiệp BĐS, với tỷ lệ 54,5% số doanh nghiệp khảo sát lựa chọn “đối thủ cạnh tranh trong ngành” là rào cản tăng trưởng trong năm 2017.

Xem thêm thông tin tại đây

Vinaconex 7 chờ "hái quả ngọt" từ kinh doanh BĐS

CTCP Xây dựng số 7 - Vinaconex 7 (mã VC7) trình ĐHCĐ thường niên họp vào ngày 21/3. Tại đại hội lần này, cổ đông Vinaconex 7 sẽ thông qua kết quả kinh doanh 2016 với 310,4 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, doanh thu mảng xây lắp đạt 130,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% tổng doanh thu; doanh thu đến từ mảng sản xuất kinh doanh nhà và đô thị đạt trên 124,6 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 16,55 tỷ đồng, vượt 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó trước đó. Hội đồng Quản trị VC7 đề xuất chia cổ tức năm 2016 với tỷ lệ 10%.

Chung cư 136 Hồ Tùng Mậu

Chung cư 136 Hồ Tùng Mậu

Năm 2017, VC7 dự kiến đạt 354,18 tỷ đồng doanh thu, tăng 14% so với doanh thu đạt được năm 2016. Trong đó doanh thu từ hoạt động xây lắp đạt 157,6 tỷ đồng; doanh thu từ sản xuất kinh doanh nhà và đô thị đạt gần 159,3 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ các hoạt động khác.

Xem thêm thông tin tại đây

Thị trường BĐS Lào Cai – Sapa: “Cú hích” hạ tầng và thách thức cho một thị trường mới nổi

Theo nhận định của bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội, hiện nay, Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào phân khúc BĐS như Bitexco, Sun Group, Vingroup, Tập đoàn Thiên Minh, Sa Pa Land... Các dự án từ những chủ đầu tư uy tín này đang làm tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích, sản phẩm mới hấp dẫn cho khu vực này như: trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, biệt thự nhà phố thương mại, cáp treo, khách sạn cao cấp…

Được biết, Lào Cai hiện mới chỉ có 1 khách sạn 5 sao (Aristo International hotel) trong khi Sa Pa chưa ghi nhận khách sạn 5 sao nào. Trong tương lai, Sa Pa được dự đoán sẽ đón nhận thêm một số dự án khách sạn 5 sao như Silk Path Grand Resort & Spa Sa Pa, Mgallerry Sa Pa… Xa hơn nữa, thị trường BĐS tại Sa Pa sẽ đón nhận thêm lượng cung mới trên các phân khúc khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng từ các dự án như Resort Bitexco, Resort Suối Hoa, Resort Spa Lao Chải, Resort Thung Lũng Vàng…

Xem thêm thông tin tại đây

Hà Nội chưa đồng ý cho đơn vị nào lập quy hoạch hai bên sông Hồng

Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết, ngày 20/3, UBND TP có tiếp nhận một số thông tin của báo chí đăng tải thông tin về việc thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) để nghiên cứu lập quy hoạch 2 bên sông Hồng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

“Về việc này, cho đến thời điểm hiện tại, thành phố chưa đồng ý cho đơn vị nào lập phân khu quy hoạch 2 bên sông Hồng”, ông Tiên khẳng định.

Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết, thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/2/2016, UBND TP đã giao Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội triển khai lập các quy hoạch phân khu, trong đó có quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Xem thêm thông tin tại đây

 Nhà xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2”

Hàng loạt các quy định về chuyển nhượng, đối tượng, tín dụng... với dự án nhà ở xã hội bị ràng buộc khiến chủ đầu tư và người dân đang bị 'mắc kẹt'. Điều này khiến dự án nhà xã hội xây xong vẫn chật vật bán hàng trong khi nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cấp thiết.

Dự án nhà xã hội 'mắc kẹt' vì chờ chính sách tín dụng hợp lý cho người mua.

Dự án nhà xã hội 'mắc kẹt' vì chờ chính sách tín dụng hợp lý cho người mua.

Một giám đốc đang làm 3 dự án NƠXH tại Hà Nội bày tỏ, thực chất chủ đầu tư làm NƠXH được ưu đãi ít, tiền sử dụng đất được miễn nhưng không đáng bao nhiêu nếu cộng cả tiền sử dụng và chia cho hàng trăm căn hộ.

“Nếu dự án nằm ở vị trí đất chưa giải phóng, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra đền bù giải phóng mặt bằng sẽ khiến chi phí giá bán đội lên. Thậm chí khi bán nhà bị khống chế mức giá dưới 15 triệu đồng/m2 nhưng một dự án kéo dài xây dựng 2 năm sẽ có khả năng bị đội giá do chi phí vật liệu xây dựng, nhân công tăng. Điều này chủ đầu tư phải chịu và không được tính vào giá bán”, vị này nói.

Xem thêm thông tin tại đây

6 tỷ USD vốn ngoại đã đổ vào bất động sản Việt 3 năm qua

 Việt Nam đã nhận hơn 66 tỷ USD vốn FDI trong giai đoạn 2014 – 2016, với lượng vốn tăng bình quân 2 tỷ USD qua từng năm, riêng năm 2016 nhận 26 tỷ USD. Trong số đó, vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản chiếm trung bình 10%.Ông Ben Gray, Giám đốc khối Thị Trường Vốn của Cushman & Wakefield Việt Nam, nhận định các chiến lược đầu tư vào tài sản hiện hữu, gồm cả các bất động sản đang được xây dựng ở khu vực trung tâm chính là một giải pháp khả thi giúp cho các nhà quản lý tạo ra lợi nhuận mà không phải chịu thêm rủi ro nào ngoài những rủi ro của các chiến lược đầu tư thông thường.

Các tài sản hiện hữu ở Việt Nam hiện vẫn chưa mang lại lợi nhuận như kỳ vọng của các nhà quản lý, đó là chưa kể đến các rủi ro về tài chính hoặc xây dựng. Tuy nhiên, đã có dự án bất động sản đa công năng có giá trị xấp xỉ 480 tỷ USD đáp ứng được yêu cầu của một quỹ đầu tư tín thác của Singapore với tỷ suất lợi nhuận 8% tại Việt Nam vào năm 2016.

Xem thêm thông tin tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top