Nhẹ dạ cả tin nhà đầu tư F0 lâm cảnh “khóc dở mếu dở”
Không ít nhà đầu tư tay ngang đã vay mượn lao vào cơn “sốt đất” để rồi mắc cạn. Chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư “chết” vì sốt đất thường là những người mới, đầu tư chạy theo đám đông, nắm thông tin chậm hoặc ít kiến thức và non kinh nghiệm.
Đầu năm 2022, cơn "sốt đất" vẫn đổ bộ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước thị trường bất động sản được dịp trở nên sôi động. Theo đó nhiều nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm cũng ôm tiền chạy theo cơn sốt, với lòng tin có thể kiếm tiền từ bất động sản.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhận định trong các cơn sốt đất chỉ có đầu cơ và số ít người may mắn là thắng cuộc. Khi cơn sốt hạ nhiệt, cộng thêm tác động từ các lệnh siết, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, huy động vốn khắp nơi phải ngậm trái đắng, đất không bán được, thậm chí phải cắt lỗ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điều 23 Luật Nhà ở: Vẫn ách tắc hình thức sử dụng đất của dự án nhà ở thương mại
Thực trạng thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, nhất là với phân khúc nhà ở bình dân và căn hộ giá rẻ đang diễn ra ngày càng rõ rệt. Một trong số các nguyên nhân là do dự án chậm được phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận chủ đầu tư bởi còn nhiều vướng mắc liên quan đến pháp luật về đất đai, đầu tư và nhà ở. Đặc biệt là quy định về hình thức sử dụng đất khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở thương mại tại Điều 23 Luật Nhà ở 2014.
Trước đây, khoản 1 Điều 23, Luật Nhà ở quy định, nhà đầu tư phải có 100% đất ở mới được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại. Quy định này khiến những nhà đầu tư có quỹ đất là đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp, đất khác không phải là đất ở không được công nhận chủ đầu tư dự án. Hàng loạt dự án nhà ở bị ách tắc.
Trong 5 năm (từ ngày 1/7/2015 đến 31/12/2020), chỉ có một số rất ít dự án nhà ở thương mại đáp ứng được điều kiện có 100% đất ở được công nhận chủ đầu tư, chiếm khoảng 1% tổng số dự án nhà ở thương mại, còn lại khoảng 99% số dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở và đất khác không phải là đất ở), hoặc có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì không được công nhận chủ đầu tư dẫn đến hơn 300 dự án bị tắc nghẽn, thị trường bất động sản thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở, giá nhà tăng liên tục trong nhiều năm qua. Tại trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, mức giá căn hộ sơ cấp đã đạt trên 45 triệu đồng/m2, phân khúc căn hộ có giá từ 20 - 25 triệu đồng/m2 hầu hết bị triệt tiêu. Người thu nhập thấp lại ngày càng xa vời giấc mơ có nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sở hữu chung cư có thời hạn: “Phương án nào cũng đáng hoan nghênh”
“Bất cứ sự sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh nào giúp mọi người hiểu rõ họ đang đầu tư vào đâu, tương ứng như thế nào với khả năng của họ, thời hạn bao lâu… đều đáng hoan nghênh”, ông David Jackson nhận định.
Cụ thể, theo đề xuất mới đây của Bộ Xây dựng tại dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, thời hạn sở hữu nhà chung cư có thể được xác định theo (1) thời hạn sử dụng của công trình, hoặc (2) thời hạn sử dụng đất xây dựng nhà chung cư theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Liên quan đến vấn đề này, ông David Jackson – Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam nhận định: “Với phương án nào đi chăng nữa thì trên bình diện chung, tôi hiểu Chính phủ Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng ổn định cho thị trường bất động sản. Một phần của định hướng này là xác định rõ các vấn đề về quyền sở hữu và thời hạn sở hữu. Vậy nên, bất cứ sự sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh nào giúp mọi người hiểu rõ họ đang đầu tư vào đâu, tương ứng như thế nào với khả năng của họ, thời hạn bao lâu… đều đáng hoan nghênh”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khai thác tiềm năng, phát triển bền vững đô thị du lịch biển Việt Nam
Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đặt mục tiêu phát triển du lịch biển là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có vai trò cốt lõi của các đô thị biển.
Đô thị du lịch là điểm đô thị, ở đó khách tham quan đến với đô thị không chỉ tìm hiểu văn hoá, cảnh quan đô thị, mà còn trải nghiệm cuộc sống thành thị và những hoạt động đô thị. Bởi đô thị là nơi hội tụ và giao thoa của nhiều nền văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, văn học bao gồm cả những công trình, kiến trúc kỳ vĩ. Việc tập trung các công trình và đa dạng những hoạt động đã biến đô thị trở thành điểm đến thu hút khách du lịch và đưa nhiều thành phố nổi bật trên bản đồ du lịch.
Điều kiện để đô thị trở thành đô thị du lịch ở mỗi nơi quy định khác nhau.
Theo đó, đô thị du lịch phải đảm bảo cung cấp dịch vụ du lịch cho tối thiểu 1 triệu khách/năm đến tham quan vùng du lịch xung quanh nó; có tiềm năng du lịch như công trình văn hoá, di sản hay cảnh quan thiên nhiên đẹp và có các hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, lưu trú của khách du lịch; có nguồn lực lao động trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ du lịch và có nền kinh tế du lịch đóng vai trò chủ đạo.
Còn đô thị du lịch biển là đô thị du lịch nằm trong vùng địa lý có tài nguyên du lịch biển - đảo như thắng cảnh tự nhiên núi, rừng, biển, đảo ven biển, bãi tắm, vũng vịnh, cửa sông, đầm phá…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản chưa xong móng không được vay thanh toán tiền đặt cọc
Đó là nội dung được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) góp ý về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, theo HoREA, tổ chức tín dụng chỉ không được cho vay để "thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai" như các trường hợp phân lô bán nền trái phép, hoặc các dự án nhà chung cư chưa xây dựng xong phần móng, chưa hội đủ các điều kiện để được huy động vốn.
Ông Lê Hoàng Châu cho biết, mục tiêu của "Dự thảo Thông tư" nhằm kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay và kiểm soát rủi ro tín dụng.
HoREA thống nhất về việc cần thiết bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được cho vay "thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật".