Aa

Bất động sản 24h: Những bất ngờ chờ đợi nhà đầu tư bất động sản ở năm 2023

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 19/12/2022 - 10:30

Những bất ngờ chờ đợi nhà đầu tư bất động sản ở năm 2023; Chung cư khu vực trung tâm Hà Nội tiếp tục thiếu nguồn cung... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Những bất ngờ chờ đợi nhà đầu tư bất động sản ở năm 2023?

Thị trường bất động sản đang gặp phải loạt những khó khăn và thách thức dẫn tới sự phát triển bất thường. Theo đó, chuyên gia đưa ra nhiều rủi ro mà thị trường có thể gặp phải trong năm 2023.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, thị trường bất động sản năm nay phát triển khá bất thường, có sự khác biệt so với thế giới và khu vực.

Ông Lực cho rằng, có 4 nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt này. Cụ thể, thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng; doanh nghiệp và nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều; đầu cơ và cuối cùng là tâm lý đám đông vẫn còn nặng nề.

Theo đó, TS. Cấn Văn Lực cho biết, hiện nay có 6 vấn đề tác động lớn đến thị trường bất động sản bao gồm: Kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thu nhập, tỷ giá tác động rất mạnh; vấn đề pháp lý và thách thức trong vấn đề quản lý; vấn đề về quy hoạch và cơ sở hạ tầng; yếu tố tài chính: Thuế phí. Cùng đó còn có các vấn đề liên quan tới nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ các kênh vốn khác (huy động vốn cộng đồng…); vấn đề về các thông tin dữ liệu, tính minh bạch của thị trường và vấn đề cuối cùng là liên quan đến cung cầu và giá mua bán trên thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường văn phòng: Áp lực giá thuê và thiếu nguồn cung xanh

Trong khi nguồn cung tương lai không lớn, các tòa nhà hiện hữu nhưng không sở hữu chứng chỉ xanh sẽ đối diện với áp lực giảm giá để cạnh tranh, thậm chí không thể tiếp tục các hoạt động khai thác thương mại.

Trên thế giới, với sự phát triển rộng rãi của mô hình làm việc hybrid đi kèm với những biến động trong nội tại các nền kinh tế, thị trường văn phòng đang đứng trước nguy cơ sụt giảm về nhu cầu. Theo Savills Impacts, nhu cầu về diện tích thuê văn phòng có thể giảm khoảng 10% trong những năm tới do ngày càng nhiều công ty áp dụng mô hình làm việc kết hợp. Tuy nhiên, nhu cầu đối với văn phòng xanh vẫn mạnh mẽ, thúc đẩy bởi những yêu cầu khắt khe về ESG và cuộc đua giữ chân, thu hút nhân tài.

Tại Hà Nội hiện chỉ có 5 dự án có chứng chỉ xanh.

Đối với một số thị trường, các chứng chỉ xanh như BREEAM, LEED và WELL là cơ sở để đánh giá hiệu suất hoạt động và tối ưu năng lượng sử dụng cho công trình xây dựng. Song song với những chứng chỉ quốc tế, tại các nước khu vực Châu Á, mỗi quốc gia lại có hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng xanh riêng. Ví dụ Việt Nam có chứng nhận LOTUS hay tại Hong Kong là chứng nhận BEAM Plus.

Tuy nhiên, nguồn cung văn phòng xanh tại các thị trường thế giới vẫn còn khá hạn chế, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu thuê, mặc dù nguồn cung từ các tòa nhà cũ vẫn tồn tại. Theo ghi nhận từ Savills Impacts tại 20 thành phố trọng điểm trên thế giới, chỉ có 22% nguồn cung văn phòng tại các thành phố này đạt được chứng chỉ xanh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhóm cổ phiếu bất động sản và thép chuyển biến tích cực

Tuần vừa qua, VN-Index có diễn biến không mấy tích cực, liên tục tăng giảm. Các mã cổ phiếu ngành thép như HSC, POM và nhóm bất động sản FLC, CEO đồng loạt tăng.

Chốt phiên giao dịch ngày 16/2, VN-Index giảm nhẹ 0,65 điểm xuống 1.492,1 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 702,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 20.046 tỷ đồng. Toàn sàn có 249 mã tăng giá, 183 mã giảm giá và 59 mã đứng giá.

Ngược lại, tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,04 điểm, lên 292 điểm với 92 mã tăng, 69 mã giảm.

Thanh khoản tuần vừa qua cũng sụt giảm đáng kể, trung bình mỗi phiên nhà đầu tư giao dịch 14,235,86 tỷ đồng (-18,09%), đồng thời số lượng cổ phiếu giao dịch cũng chỉ đạt 791,25 triệu cổ phiếu (-22,4%).

Ở phiên giao dịch 16/12 HNX-Index giảm nhẹ 0,26 điểm (-0,12%) xuống 212,95 điểm. Thanh khoản phiên hôm nay chưa được cải thiện rõ nét khi chỉ xấp xỉ phiên trước đó và vẫn thấp hơn mức trung bình của 20 phiên gần nhất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sửa đổi Nghị định 65 là bước đột phá giúp hồi phục thị trường trái phiếu

Theo nhiều chuyên gia, nếu những đề xuất của Bộ Tài chính về bổ sung sửa đổi Nghị định 65 được thông qua thì sẽ mở ra điều kiện thuận lợi cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế. Trong đó, có nhiều đề xuất quan trọng, được kỳ vọng sẽ đem lại những tác động tích cực đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.

Thứ nhất, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi điều 8 của Nghị định 65. Theo đó, thời gian thực hiện quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ được lùi lại 1 năm, chuyển từ ngày 1/1/2023 sang ngày 1/1/2024. Nghị định 65 cũng quy định rõ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình 2 tỷ đồng tối thiểu trong 180 ngày, không bao gồm tiền đi vay.

Thứ hai, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ cho phép giãn thực hiện quy định về yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm trong vòng 1 năm, thực hiện từ ngày 1/1/2024 thay vì từ ngày 1/1/2023 như quy định tại Nghị định 65. Đối với trái phiếu chào bán ra công chúng, doanh nghiệp phát hành vẫn phải xếp hạng tín nhiệm từ đầu năm sau.

Trước đó, Nghị định 65 yêu cầu từ ngày 1/1/2023, hồ sơ chào bán trái phiếu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm, được áp dụng với những doanh nghiệp có tổng giá trị trái phiếu huy động trong 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu hoặc tổng dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chung cư khu vực trung tâm Hà Nội tiếp tục thiếu nguồn cung

Thị trường chung cư vẫn tiếp tục đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn cung mới tại khu vực trung tâm. So với TP.HCM, chung cư Hà Nội đang có đà tăng giá và lợi suất cho thuê tốt hơn.

Tại Hà Nội, hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối với phân khúc căn hộ chung cư đã giảm nhẹ so với đầu năm nhưng giá bán vẫn tiếp tục tăng ở phân khúc trung cấp. Dẫn đầu là phân khúc trung cấp tăng mạnh nhất với 13%, cao cấp tăng 7% và bình dân tăng 2%. Trong khi đó, tại Hà Nội, thị trường chung cư vẫn tiếp tục đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn cung mới tại khu vực trung tâm. Mức tăng của giá chung cư TP.HCM ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân lần lượt là 3%, 4% và 2% - thấp hơn khá nhiều so với Hà Nội. Ngoài ra, lợi suất cho thuê căn hộ Hà Nội trong năm 2022 đạt 4,6%, cao hơn TP.HCM chỉ là 0,5%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top