Aa

Bất động sản 24h: Rà soát vướng mắc trong quản lý và phát triển đô thị

Thứ Năm, 30/03/2023 - 10:15

Nhà mặt phố lớn quận Thanh Xuân, Hà Nội chạm mốc 550 triệu đồng/m2; Rà soát vướng mắc trong quản lý và phát triển đô thị... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Hà Nội: Nhà mặt phố lớn quận Thanh Xuân chạm mốc 550 triệu đồng/m2

Dữ liệu thống kê của đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam Batdongsan.m.vn ghi nhận chỉ số tăng đáng kể của loại hình nhà đất từ năm 2018 đến nay. 

Đơn cử tại quận Thanh Xuân, đơn vị này đánh giá đây là địa bàn có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhiều tiện ích dịch vụ, tập trung nhiều cộng đồng dân trí cao, lại gần trung tâm đáp ứng cả tiêu chí ở thực và đầu tư nên thị trường nhà riêng tại quận Thanh Xuân những năm qua đều có giao dịch sôi động, nhất là ở các phường Khương Đình, Nhân Chính, Khương Trung… 

Quận Thanh Xuân những năm qua đều có giao dịch sôi động, nhất là ở các phường Khương Đình, Nhân Chính, Khương Trung… Ảnh minh họa: Batdongsan.com 

Dữ liệu ghi nhận thời điểm tháng 3/2023, hơn 1.800 tin đăng bán nhà riêng tại quận Thanh Xuân trên trang này. Từ con số đăng tin, đơn vị nghiên cứu nhận định, nguồn cung, nhu cầu mua bán rất lớn ở Thanh Xuân. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp "bất động" khi luật chồng chéo

Năm 2023 là năm thứ ba thị trường bất động sản được dự báo thiếu hụt nguồn cung trầm trọng và một trong những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là do “vướng mắc, bất cập, chồng chéo” một số quy định trong các luật khác nhau, hay văn bản dưới luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa liên thông và chưa sát thực tiễn.

Nhìn từ báo cáo của một số đơn vị nghiên cứu như VARS, CBRE, Batdongsan.com.vn cho thấy, nguồn cung nhà ở giảm liên tục từ năm 2019 đến nay. Nếu so sánh với năm 2018, nguồn cung năm 2019 chỉ bằng 60%, năm 2020 chỉ bằng 40%, năm 2021 chỉ bằng 33,6%, năm 2022 chỉ bằng 25% so với năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2023 nguồn cung chỉ vào khoảng 15.000 sản phẩm. Điều này cho thấy thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “giảm tốc”, trầm lắng; doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu “hụt hơi”, giảm thanh khoản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều doanh nghiệp xây dựng có nguy cơ sụp đổ, hàng vạn lao động mất việc làm

Mới đây, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị các giải pháp cấp thiết tránh đổ vỡ dây chuyền bất động sản - xây dựng. Công văn đã được 21 doanh nghiệp thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA) ký tên để gửi đến Chính phủ, cùng Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước.

Trong công văn, ông Lê Viết Hải cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản mất cân đối dòng tiền, tác động lên cả hệ sinh thái của toàn ngành và ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Hàng vạn người lao động đã bị mất việc làm và hàng trăm ngàn lao động trong ngành cũng đang đứng trước nguy cơ đó.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Rà soát vướng mắc trong quản lý và phát triển đô thị

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn vừa ký văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, phát hiện những tồn tại, bất cập, chồng chéo trong các quy định pháp luật có liên quan đến phát triển đô thị.

Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương rà soát lại công tác quản lý, phát triển đô thị. Ảnh minh họa: Diễn đàn doanh nghiệp

Theo đó, để có cơ sở đề xuất các chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý phát triển đô thị sắp tới, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, tổng hợp, đánh giá toàn diện những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, rà soát những nội dung chồng chéo, bất cập trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý phát triển đô thị, đề xuất những chính sách hoặc nội dung cần được quy định để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Còn nhiều bất cập về hạ tầng khu công nghiệp tại Thanh Hóa

Hiện nay, trong Khu kinh tế Nghi Sơn có 4 khu công nghiệp đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng bao gồm: Khu công nghiệp luyện kim (CN-9), số 1 (khu vực 67ha phía Bắc đường 513), số 3 và số 15 (Khu công nghiệp Đồng Vàng). Tuy nhiên, có 3 trong số 4 dự án hiện nay đầu tư hạ tầng còn chậm, thiếu đồng bộ, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn và chưa có quỹ đất sạch để đón nhà đầu tư.

Khu công nghiệp luyện kim là dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nghi Sơn làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tháng 7/2007, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án khoảng hơn 480ha và tiến độ thực hiện dự án là 3 năm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top