Aa

Bất động sản 24h: Sau Tết, chọn thời điểm nào để “chốt” bất động sản?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 11/02/2022 - 09:59

Sau Tết, chọn thời điểm nào để “chốt” bất động sản?; Doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang dần tăng tốc... là những tin tức bất động sản được nhiều người quan tâm trong 24h qua.

Sau Tết, chọn thời điểm nào để “chốt” bất động sản?

Dịp đầu hay cuối năm là lúc thị trường bất động sản trở nên sôi động, thu hút sức mua rất lớn, nên người mua chọn “thời điểm vàng” để giao dịch là cách để kiếm lợi nhuận cao.

Trong bất cứ thời điểm nào của thị trường, đặc biệt trong cơn sốt, nhiều nhà đầu tư luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để bắt được "sóng" hoặc xuống tiền lúc nào để có cơ hội cao để trở thành một nhà đầu tư thành công.

Ngay thời điểm đầu năm, sau Tết Nguyên đán, nhiều nhà đầu tư đã rục rịch ra quân. "Sóng" thị trường có dấu hiệu xuất hiện ở một số khu vực, nhất là các tỉnh ven Sài Gòn. Việc tìm thời điểm để "chốt" bất động sản nằm trong tính toán của nhiều nhà đầu tư. Bởi với họ, sau tháng Giêng – được xem là tháng ăn chơi thì bất động sản rất có thể "đổi chiều" tăng bật. Đây cũng là thời điểm mà thường bất động sản sẽ sôi động trở lại. Cơ hội để chốt lời hoặc tìm được hàng ngon trước thời điểm này là vô cùng quan trọng với những nhà đầu tư lâu năm.

Chia sẻ trên báo chí mới đây về cách nhận diện "sóng" thị trường, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, để nhận ra sóng bất động sản chúng ta cần phải quan sát thì trường một cách kỹ lưỡng và có sự trải nghiệm.

Theo ông Quang, khởi đầu của chu kỳ thị trường cũng khá trầm lắng. Đây thường là chu kỳ thứ 5 (đóng băng) trong 5 chu kỳ của thị trường bất động sản hoặc cũng có thể đây là vùng "đất mới" chưa được khai phá trước đó nên vẫn trong trạng thái "ngủ đông". Nếu thị trường đã có sóng trước đó rồi thì thời gian trầm lắng có thể kéo dài 1 - 3 năm, tùy từng thời điểm và điều kiện thực tế của thị trường. Nếu đây là vùng đất mới thì thời gian im ắng có thể dài hơn và nhà đầu tư cần quan sát tín hiệu thị trường bắt đầu cơn sóng mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Diễn biến thị trường bất động sản 2022 khi dòng vốn tín dụng siết chặt

Theo nhiều chuyên gia, việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2022 sẽ góp phần ngăn chặn đầu cơ, bong bóng bất động sản nhưng chưa thể “cắt cơn sốt nóng" của thị trường ngay lập tức.

Cuối năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó cảnh báo một số TCTD có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro gắn với xu hướng tăng nợ xấu nội bảng và tỷ lệ nợ tín dụng cấp cho kinh doanh bất động sản, hoặc mua trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành.

Để đảm bảo an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao thực hiện trong năm 2021.

Đặc biệt, NHNN đề nghị các TCTD kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn; cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản; tăng cường công tác thẩm định; thường xuyên cập nhật quy định mới của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tăng cường phân tích dự báo cung cầu thị trường, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Thận trọng trong xem xét quyết định cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng bất động sản tại các địa bàn đang xảy ra tình trạng sốt đất; thận trọng trong việc thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản công nghiệp tiếp tục “vào tầm ngắm“ nhờ nhiều yếu tố tích cực

Giai đoạn 2022 - 2023 sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, bất động sản công nghiệp cũng tiếp tục lọt vào tầm ngắm của dòng vốn ngoại.

Báo cáo mới nhất của SSI Research cho thấy triển vọng tươi sáng đối với ngành bất động sản khu công nghiệp năm 2022.

Thứ nhất, nhu cầu kỳ vọng hồi phục trong 2022 khi hộ chiếu vaccine có hiệu lực. Các chuyên gia kỳ vọng, nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ phục hồi trong 2022 khi các hợp đồng ghi nhớ (MOU) đã ký trong 2021 sẽ được hoàn tất trong 2022.

Nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ phục hồi trong 2022. (Ảnh minh hoạ)

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, diện tích đã ký MOU tại Bình Dương đạt 250ha. Khu công nghiệp Cây Trường (tổng diện tích 700ha) và khu công nghiệp NTU3 (tổng diện tích 346ha) sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022. Diện tích đã ký MOU tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 200ha.

Ngoài ra, khi hộ chiếu vắc-xin có hiệu lực và đường bay quốc tế được triển khai bình thường trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục kế hoạch khảo sát đã bị trì hoãn trước đó.

Thứ hai, việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã và đang hỗ trợ kết nối các khu công nghiệp. Theo đó, các dự án hạ tầng như dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Dây – Phan Thiết, Cao tốc Bắc – Nam, Cảng Thị Vải – Cái Mép, Cảng Gemalink sẽ tạo giao thông thuận tiện kết nối các khu công nghiệp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khánh Hòa phấn đấu là đô thị thông minh, ngang tầm khu vực châu Á

Tỉnh Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2045 là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á.

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hoà và hạnh phúc; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng GRDP đạt mức 7,1%/năm; tăng trưởng năng suất lao động đạt mức 6,1%/năm. Phấn đấu thu ngân sách hàng năm đạt và vượt dự toán ngân sách Trung ương giao. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 354 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 1 - 5%/năm. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 104 triệu đồng/người. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 65%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang dần tăng tốc

Đại dịch Covid-19 khiến cho một số doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam, song cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô thị trường.

Báo cáo thị trường quý IV/2021 của Colliers Việt Nam đã đưa ra những phân tích và dự báo khá chi tiết về thị trường bán lẻ ở các khu vực Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, với những tín hiệu khả quan.

Thị trường bán lẻ TP.HCM không ghi nhận nguồn cung mới trong quý IV/2021. Các dự án bị chậm trễ một phần do phải thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội của Chính phủ.

Trạng thái “bình thường mới” được đặt ra, nhiều dự án tiếp tục triển khai, và nếu đại dịch được kiểm soát thì nhiều khả năng tư nay đến quý II/2022 sẽ có một vài dự án được đưa ra thị trường.

Trong số đó có các dự án Socar Mall (40.000m2), Central Mall East Saigon (39.000m2), Sense City East Saigon (50.000m2), Vincom Megamall Grand Park (45.000m2).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top