Aa

Bất động sản 24h: Sốt đất sẽ được kích hoạt trở lại khi có room tín dụng mới?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 08/02/2023 - 09:52

Sốt đất sẽ được kích hoạt trở lại khi có room tín dụng mới?; Vì sao doanh nghiệp BĐS sẵn sàng ôm hàng chờ thị trường hồi phục, nhất quyết không giảm giá bán?... là những thông tin BĐS đáng chú ý trong 24h qua.

Sốt đất sẽ được kích hoạt trở lại khi có room tín dụng mới?

Các doanh nghiệp bất động sản đang hồi hộp chờ hạn mức (room) tín dụng mới năm 2023 với kỳ vọng tìm được “lối thoát hiểm”. Không ít nhà đầu tư cũng mong đợi room mới sẽ tạo đòn bẩy giúp thị trường nhà đất ấm lên để đón "sóng", thoát hàng.

Anh Quốc, chủ một dự án đất nền 230 lô tại TP.HCM cho biết, hiện 70% khách hàng mua nhà đất sử dụng đòn bẩy tài chính từ ngân hàng, nay lãi suất quá cao, họ không dám vay hoặc có dám thì cũng rất khó khăn. 30% người có sẵn tiền thì lại đang trong tâm lý “phòng thủ”.

Cái khó hiện nay của doanh nghiệp, theo anh Quốc, là tâm lý “lao vào lúc nóng sốt, nghe ngóng khi trầm lắng”. Khi ngân hàng siết cho vay, nhiều người nghĩ kinh tế đang khó khăn nên ôm tiền mặt mà không dám đầu tư. Vì vậy, điều cần thiết lúc này là bỏ thông điệp “kiểm soát bất động sản”.

“Chỉ cần tháo gánh nặng tâm lý là đã tháo được 50% vấn đề. Sau đó là vấn đề lãi suất, mua đất chỉ được vay 40 - 50% trong khi lãi vay lên tới 15 - 16% là quá cao, nếu có thể điều chỉnh lãi suất về khoảng 12% thì hợp lý. Cuối cùng là “cởi trói” về pháp lý cho doanh nghiệp”, anh Quốc lập luận.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản 2023: Cơ hội vẫn còn ở phía trước

Theo các chuyên gia, ngành địa ốc đang đứng trước cơ hội của chu kỳ 10 năm. Dù đối mặt với không ít thách thức, song thị trường bất động sản năm 2023 được đánh giá vẫn đầy ắp cơ hội bởi tiềm năng và dư địa lớn.

Thị trường bất động sản thời điểm này vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: room tín dụng siết chặt, lãi suất ngân hàng cao, trái phiếu và thị trường chứng khoán vẫn biến động phức tạp. Tuy nhiên, năm 2023 hứa hẹn chứng kiến những điểm sáng đem lại cơ hội cho doanh nghiệp và nhà đầu tư địa ốc trên thị trường.

Theo các báo cáo tài chính mới công bố, nhiều doanh nghiệp đầu ngành bất động sản vẫn lãi lớn từ hoạt động kinh doanh trong năm 2022, cho thấy dòng tiền vẫn duy trì hoạt động trong bối cảnh khó khăn. Điều này đã tạo ra động lực cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục tìm hướng đi phù hợp để thích nghi phát triển và vượt qua "sóng gió" trong năm 2023.

Mới đây, trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Tập đoàn Vingroup đã công bố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn đạt 41.168 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản chiếm 71% với 29.153 tỷ đồng và hoạt động sản xuất đạt 3.601 tỷ đồng, đóng góp gần 9% vào tổng doanh thu Tập đoàn.

Vingroup cho biết doanh thu bất động sản trong quý chủ yếu đến từ các giao dịch bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire. Bên cạnh đó, các mảng hoạt động khác như cho thuê bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục đều tăng so với cùng kỳ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

ChatGPT có thể trở thành "nhân lực mới" của ngành bất động sản?

Mới ra mắt được vài tháng, ChatGPT đã gây ra những lo ngại về việc có thể thay thế vai trò, vị trí của con người trong một số lĩnh vực, mà môi giới bất động sản cũng không nằm ngoài khả năng đó.

Chính thức ra mắt cuối tháng 11/2022, thậm chí chưa mở rộng phạm vi toàn cầu nhưng chỉ sau 2 tháng, ChatGPT đã đạt được con số 100 triệu người dùng - thành quả mà TikTok phải mất 9 tháng, Instagram phải mất 2,5 năm sau khi ra mắt toàn cầu mới có thể đạt được. Ngay cả khi chưa có mặt chính thức tại Việt Nam, ChatGPT cũng đã tạo ra cơn sốt khắp các mặt báo và các trang mạng xã hội. Vậy ChatGPT là gì?

ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển từ mô hình GPT-3.5 của công ty khởi nghiệp OpenAI. ChatGPT đại diện cho thế hệ tiếp theo của Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của OpenAI, có khả năng tạo ra văn bản với độ chính xác và mạch lạc cao, tương tác với con người dưới hình thức đối thoại một cách tự nhiên như người thật. Khác với Google Search yêu cầu con người phải tìm kiếm và tự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để trả lời một câu hỏi nào đó, ChatGPT có thể sản xuất câu trả lời với tốc độ đáng kinh ngạc. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những điểm bất hợp lý trong đề xuất thu thuế bất động sản của TP.HCM

Các chuyên gia cho rằng, việc thu thuế hay tăng các mức thu liên quan đến bất động sản từ thứ hai trở lên rất phức tạp, cần xem xét kỹ lưỡng, thậm chí cách xin cơ chế đang "có vấn đề".

Dư luận những ngày qua đang đặc biệt quan tâm tới dự thảo thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội mà TP.HCM đã gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Chính phủ hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển thành phố.

Đáng chú ý, TP.HCM đề xuất hai phương án liên quan đến thu thuế bất động sản thứ hai trở lên:

Phương án 1: Thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở, mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở không trực tiếp sử dụng để ở cho cá nhân và gia đình, tức nhà đất thứ hai trở lên. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quy định mức thuế, phương pháp tính và thời gian áp dụng.

Phương án 2: TP.HCM được phép tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên, như: Lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên.

Trong đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định áp dụng tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức thu hiện hành).

Đồng thời, tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ 0,5% lên 2% giá trị chuyển nhượng và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao doanh nghiệp BĐS sẵn sàng ôm hàng chờ thị trường hồi phục, nhất quyết không giảm giá bán?

Chủ đầu tư chỉ còn duy nhất một kênh để có thể thu hồi tất cả các chi phí, đó là tăng giá bán. Do vậy, họ sẵn sàng ôm hàng và chờ thị trường hồi phục chứ không giảm giá bán nhà ở.

Tại Tọa đàm "Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới trong môi trường mới" do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 7/2, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills cho biết, khi phát triển dự án nhà ở, những dự án có thể triển khai thông qua đấu giá đất có cơ sở pháp lý chắc chắn nhất. Tuy nhiên, những năm qua, chi phí đấu giá đất, chi phí đất bị đẩy cao, chi phí đầu vào tăng và chi phí vốn cũng tăng do pháp lý bị kéo dài.

Bà Minh cho rằng, thời gian từ bước chấp thuận chủ trương đầu tư cho đến khi có giấy phép xây dựng có thể mất hai năm, thậm chí là ba năm. Như vậy, toàn bộ chi phí vốn vẫn đổ vào cho dự án trong thời gian đó nhưng chủ đầu tư không có nguồn thu. Chủ đầu tư chỉ còn duy nhất một kênh để có thể thu hồi được những chi phí, đó là tăng giá bán. Điều này vô hình kéo chi phí, giá bán của các căn hộ, nhà ở liền kề gia tăng. Do vậy, trên thực tế có những dự án tốc độ bán rất chậm nhưng không có dấu hiệu giảm giá bán.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top