Aa

Bất động sản 24h: Thị trường bất động sản sẽ còn “mua dễ, bán khó”

Thứ Ba, 23/08/2022 - 10:30

Thị trường bất động sản sẽ còn “mua dễ, bán khó”; Câu chuyện làm nhà giá mềm và định hướng của doanh nghiệp địa ốc... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Thị trường bất động sản sẽ còn “mua dễ, bán khó”

Thị trường trầm lắng, lãi suất ngân hàng rục rịch tăng… đang là những yếu tố tác động tới tâm lý nhà đầu tư và kịch bản dễ xảy ra là áp lực trả nợ lớn dần buộc người nắm giữ bất động sản phải đẩy hàng đi, nhưng không dễ bán.

Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Tuấn Anh - chủ một phòng gym ở quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, cuối năm 20219, anh cùng một người bạn góp vốn mua lại sảnh tầng 1 của một chung cư gần ngã tư Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) diện tích 1.500m2 với giá gần 15 tỷ đồng để cải tạo lại thành một khuôn viên dạng Co-working (văn phòng chia sẻ) rồi cho thuê.

Tuy nhiên, do chưa thực sự am hiểu thị trường này, lại nóng vội muốn đón đầu phong trào Co-working nở rộ thời điểm đó, trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh khiến tổng mức đầu tư vượt xa dự toán. Đặc biệt, khi vừa triển khai xây dựng thì Covid-19 ập tới, khiến không chỉ hoạt động thuê văn phòng gần như dừng lại, mà phòng gym cũng phải đóng cửa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản Phú Quốc - Điểm nóng đầu tư trong bối cảnh mới

Phú Quốc đang chứng kiến đà bật tăng nhanh không chỉ về du lịch, kinh tế mà còn về tốc độ đô thị hóa, quy mô dân số không ngừng mở rộng. Theo thống kê năm 2020, Phú Quốc có 144.460 người. Những năm gần đây, dân số đảo Ngọc tăng trung bình 18% mỗi năm, tỷ lệ tăng trưởng cao gấp 6 lần Hà Nội và gấp 8 lần TP.HCM.

Theo quy hoạch, Phú Quốc được xác định sẽ là trung tâm tài chính tầm cỡ của khu vực với quy mô dân số đến năm 2030 vào khoảng 400.000 người. Cùng với du lịch, Phú Quốc sẽ phát triển đa lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, thương mại, viễn thông, vận tải, y tế… Nhờ vậy, không chỉ bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản đô thị tại Phú Quốc cũng đang được nhiều nhà đầu tư săn đón.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều dự án đình trệ vì thiếu vốn, doanh nghiệp còn chịu được bao lâu?

Thị trường bất động sản đang rơi vào trầm lắng khi phải liên tục đối diện với khó khăn. Những rào cản trong thủ tục hành chính, pháp luật đất đai, tín dụng bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cũng như áp lực lạm phát và lãi suất ngân hàng đang khiến “sức khỏe” nhiều doanh nghiệp đi xuống nhanh chóng. Giao dịch bất động sản có xu hướng chững lại, trong khi nguồn cung mới hạn chế do nhiều dự án vẫn chưa tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý và dòng vốn. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được áp lực nghẽn vốn của thị trường bất động sản...”, ông Michael Piro - Giám đốc điều hành Indochina Capital đưa ra nhận xét như vậy tại “Diễn đàn Bất động sản 2022 - Những vùng đất tiềm năng” ngày 16/8 mới đây.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp bất động sản sẽ phải thay đổi tư duy, điều chỉnh chiến lược kinh doanh thế nào nhằm quản trị rủi ro, hoá giải thách thức và dẫn dắt dòng vốn đi vào phát triển bền vững?

Xem thông tin chi tiết tại đây

Câu chuyện làm nhà giá mềm và định hướng của doanh nghiệp địa ốc

Mới đây, một số dự án nhà ở xã hội khánh thành và thị trường giáp ranh TP.HCM xuất hiện căn hộ giá từ 1 tỷ đồng/căn đang tạo ra kỳ vọng về “làn gió mới” cho phân khúc bất động sản giá hợp lý, phục vụ nhu cầu của đa số người dân.

Có lẽ chưa bao giờ, câu chuyện nhà giá mềm, nhà ở xã hội lại được nhắc nhiều như hiện nay. Đó không còn là định hướng chung của Chính phủ, đó còn là nhu cầu cấp thiết của người dân trong bối cảnh mặt bằng giá bất động sản liên tục tăng. Làm nhà xã hội, nhà thương mại giá mềm trước đến nay vẫn là bài toán của cả doanh nghiệp lẫn cơ quan ban ngành. Theo đó, những thông tin về nhà giá mềm, nhà ở xã hội "lộ diện" nhiều hơn ở giai đoạn này như tiếp thêm "niềm tin" về sự kỳ vọng cho phân khúc này trong thời gian tới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản Thanh Hóa đang diễn biến ra sao?

Sau một thời gian chững lại, thị trường bất động sản Thanh Hoá có những tín hiệu tích cực như sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2022, nhiều chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng giao thông được chú trọng triển khai,...Tuy nhiên, theo nhận định chung thì thị trường bất động sản Thanh Hóa vẫn còn khá trầm lắng. Nguyên nhân dẫn đến thị trường bất động sản Thanh Hóa chậm lại bởi nhiều yếu tố và tác động bởi xu hướng chung của thị trường cả nước như thuế, nguồn cung, vốn vay ngân hàng...

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác dẫn đến thị trường tỉnh này trầm lắng thời gian qua được đánh giá bởi tác động của nguồn cung sản phẩm thiếu ở tất cả các phân khúc thị trường tại Thanh Hóa, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số bất cập về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất, xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng, thời hạn, chế độ sử dụng đất đối với các loại hình kinh doanh bất động sản…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top