Aa

Bất động sản 24h: Tình cảnh trái ngang giữa chung cư và đất nền

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 26/10/2022 - 10:45

Tình cảnh trái ngang giữa chung cư và đất nền; Đấu giá đất tới thời “ế ẩm”... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Tình cảnh trái ngang giữa chung cư và đất nền

Nhiều chủ đất đang ra sức “chiều” khách mua đất nền để có thể đẩy được hàng. Trái lại, ở phân khúc chung cư, một số chủ nhà lại tỏ ra “chảnh” khi giao dịch.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nền tại nhiều khu vực đã có xu hướng giảm nhiệt, thậm chí nhiều khu vực dù cắt lỗ nhưng vẫn khó bán. Không ít chủ đất trước sức ép tài chính, để bán được hàng đã ra sức chiều khách.

Anh Hà Đức, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội, rao bán mảnh đất tại Thanh Oai (Hà Nội), diện tích 120m2, suốt 6 tháng nay nhưng vẫn chưa có người mua. Anh Đức cho biết, mảnh đất này được anh mua từ cuối năm 2021, với mức giá 3,5 tỷ đồng, tương đương gần 30 triệu đồng/m2, trong đó, có 1,5 tỷ đồng là vay ngân hàng.

Ban đầu, anh dự tính sẽ giữ trong vòng 1 năm rồi bán ra kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đổ vỡ khi thị trường "quay xe" hạ nhiệt, nhiều khu vực đã giảm giá. Trước áp lực sợ thị trường đi xuống sẽ gánh nợ còng lưng, nên từ tháng 5 anh Đức đã bắt đầu rao bán mảnh đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn cung khan hiếm tạo ra bất ngờ cho thị trường bất động sản cuối năm

Quý IV là thời điểm thị trường bất động sản bước vào giai đoạn giao dịch sôi động nhất. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, thị trường bất động sản vẫn có những cơ hội đầu tư nhất định.

Những diễn biến gần đây trên thị trường bất động sản cho thấy tâm lý nghe ngóng thị trường rõ nét. Các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản khó có thể theo diễn biến sôi động thông thường trong quý IV song vẫn có những cơ hội đầu tư ở các phân khúc và thị trường khác nhau.

“Đúng là chúng ta đang chuẩn bị bước vào mùa bất động sản nhưng đây là thời điểm đặt ra nhiều băn khoăn nhất cho các nhà đầu tư, người có nhu cầu mua nhà ở, các công ty phát triển dự án và các sàn giao dịch môi giới bất động sản”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup nhận xét tại một chương trình thảo luận về thị trường bất động sản cuối năm do VTV tổ chức gần đây.

Theo ông Hưng, xu hướng thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm chưa thực sự rõ nét. Các yếu tố vĩ mô, tiền tệ, xu hướng thị trường và nguồn cung tín dụng đều rất khó đoán định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Dựa hơi" quy hoạch sông Hồng, giá đất Đông Anh có nơi 100 triệu/m2 dù cỏ mọc um tùm

Quy hoạch là nguyên nhân làm tăng giá đất đai rất mạnh ngay từ khi đang được nghiên cứu đến khi công bố quy hoạch. Chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư cần thận trọng khi đầu tư, mua bán đất ở những vùng đang công bố quy hoạch.

Đánh giá về tác động khi quy hoạch sông Hồng vừa được Hà Nội thông qua, ông Trần Việt Thắng, Phó Chánh Văn phòng Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, quy hoạch phân khu sông Hồng mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của Hà Nội theo định hướng về phía Đông và phía Bắc sông Hồng. Quy hoạch phân khu sông Hồng ít nhiều tạo nên những biến động trên thị trường bất động sản.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, bài học thực tiễn trên thị trường cả nước ngay trong giai đoạn đầu năm 2022, khi chúng ta công bố quy hoạch về triển khai đường vành đai 4, lập tức nó tạo cho đất đai ‘sốt’ rất mạnh ở xung quanh khu vực đường vành đai 4 có thể đi qua như Mê Linh.

Hay trước đó, khi công bố quy hoạch ven sông Hồng, quy hoạch các đô thị ven sông thì khu vực Đông Anh đất đai tăng giá phi mã, tăng bất hợp lý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hội đồng thẩm định giá đất: Cần bổ sung thêm vai trò của Sở Tài chính

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, thẩm quyền định giá đất đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phản ánh đầy đủ tính khách quan của hoạt động này mà thể hiện sự can thiệp của chủ thể quản lý.

Mới đây, tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề “Hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai và phát triển thị trường quyền sử dụng đất” do Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội tổ chức, nhiều chuyên gia nhận định, việc định giá đất và Hội đồng thẩm định giá đất trong Dự thảo luật vẫn còn nhiều bất cập, nhiều “điểm mờ” chưa được làm rõ. 

PGS. TS. Nguyễn Thị Nga, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội. (Ảnh: NĐT)

Cụ thể, theo PGS. TS. Nguyễn Thị Nga, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội, pháp luật hiện hành về thẩm quyền định giá đất đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không phản ánh tính khách quan của hoạt động này mà thể hiện sự can thiệp và chi phối sâu của chủ thể quản lý. Theo đó, tính định hướng thị trường trong định giá đất bị hạn chế rất nhiều.

Phân tích cụ thể, PGS. TS. Nguyễn Thị Nga cho biết, hiện nay quy định đang không thống nhất giữa thẩm quyền tập thể, thẩm quyền cá nhân và phân cấp, phân quyền trong việc phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 114, Luật Đất đai năm 2013 hoặc tại Điều 4, Nghị định 45/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, Điều 2, Nghị định số 135/2016/NĐ-CP) thì giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định và không có bất kỳ quy định nào cho phép UBND được phân cấp, phân quyền cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nào khác.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đấu giá đất tới thời “ế ẩm”

Các thương vụ đấu giá đất gần đây ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh… cho thấy sự giảm nhiệt rõ rệt. Yếu tố vĩ mô bất lợi cùng với việc rà soát lại nhiều thương vụ đấu giá khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với phương thức đầu tư này.

Việc tìm hướng ra cho cơ chế đấu giá đất tiếp tục là bài toán nan giải và trở thành vấn đề gây nhiều tranh luận ở dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top