Aa

BĐS năm 2017, thời điểm “đẻ trứng vàng” sau quãng dài “ngủ đông”

Chủ Nhật, 25/12/2016 - 16:01

Nhận định về thị trường BĐS Việt Nam, GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - đánh giá: “Có thể nói đây là thời điểm BĐS đẻ trứng vàng sau thời gian dài ngủ đông khi mà lượng giao dịch trong một quý tại Việt Nam bằng cả năm tại Singapore”.

Bức tranh hứa hẹn nhiều gam màu sáng

Theo GS. Nguyễn Mại, trong bối cảnh tình hình kinh tế tương đối ổn định, nhu cầu nhà ở đang trên đà tăng trưởng bền vững, tín dụng đổ vào BĐS được điều tiết tốt, thị trường 2017 hứa hẹn trở thành "bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động".

Đánh giá trên được GS. Nguyễn Mại đưa ra căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường BĐS năm 2016. Theo đó, nhìn chung toàn thị trường phát triển tương đối ổn định, nguồn cung căn hộ mở bán và bán được tuy không cao như năm 2015 nhưng tăng trưởng đều qua các quý...

Tại Hà Nội, 9 tháng của năm 2016 có khoảng 18.900 căn hộ bán ra thị trường, tập trung ở phân khúc trung cấp và cao cấp (chiếm 81% lượng chào bán mới). Dự báo ở thời điểm kết thúc quý IV/2016, xu hướng đó tiếp tục duy trì cả về nguồn cung và nguồn cầu.

Tại Hội thảo triển vọng thị trường bất động sản 2017

Tại Hội thảo triển vọng thị trường BĐS 2017, GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá: “Có thể nói đây là thời điểm BĐS đẻ trứng vàng sau thời gian dài ngủ đông khi mà giao dịch BĐS trong một quý tại Việt Nam bằng cả năm Singapore”.

Một xu hướng mới đang được nhiều nhà đầu tư BĐS thực hiện là xây dựng đô thị sinh thái. Đây là xu thế tất yếu đối với đầu tư BĐS ở nước ta phù hợp với việc tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới để hướng tới nền kinh tế xanh.

Bên cạnh đó, thị trường vừa xuất hiện mô hình home – tel. Khác với condotel, người sở hữu home – tel được toàn quyền quyết định phương án cho thuê, không phải chia lợi nhuận với chủ đầu tư.

GS. Nguyễn Mại nhận định: “Có thể nói đây là thời điểm BĐS “đẻ trứng vàng” sau thời gian dài “ngủ đông””. Tuy vậy, chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường đã xuất hiện một  số biểu hiện lo lắng  khi số lượng lớn căn hộ cao cấp tăng quá nhanh làm lệch cán cân cung - cầu có thể dẫn đến những bất lợi cho thị trường.

Đặc biệt, thị trường vẫn còn nhiều điều cần phải lưu ý để tránh nguy cơ gây “bong bóng”, bởi theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, mặc dù tín dụng BĐS năm nay chỉ tăng 12% so với mức 28% của năm 2015, nhưng tín dụng tiêu dùng năm nay tăng gần 40% thì phân nửa số này có liên quan đến mua nhà ở, các căn hộ.

Ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhìn nhận, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn và tiềm năng, triển vọng vẫn còn hiện hữu. Cùng với đó là sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đối với BĐS Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Nam, thị trường BĐS trong năm 2017 vẫn sẽ tiếp tục như năm 2016 và chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Nhưng giai đoạn này sẽ có sự đột phá về phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Trong khi đó với những cảnh báo liên tiếp, các chủ đầu tư phân khúc cao cấp cũng sẽ phải có sự điều chỉnh giảm nếu không muốn lâm khủng hoảng.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế tương đối ổn định, nhu cầu nhà ở đang trên đà tăng trưởng bền vững, tín dụng đổ vào BĐS được điều tiết tốt, thị trường BĐS 2017 hứa hẹn trở thành bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam dự báo, trong 10 - 15 năm tới thị trường BĐS Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt như hiện nay hoặc hơn thế. Với nguồn dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, dòng vốn nước ngoài đổ vào BĐS rất mạnh, hội nhập kinh tế sâu rộng, hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại được đầu tư rộng khắp và một nền chính trị ổn định... sẽ giúp cho thị trường địa ốc ngày càng tăng trưởng bền vững.

Nhà đầu tư nước ngoài khá nhạy với thị trường

Theo GS Nguyễn Mại, BĐS là lĩnh vực đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Bằng chứng là tính từ năm 1988 đến cuối tháng 10/2016 Việt Nam đã tiếp nhận 2115 dự án FDI với số lượng vốn đăng ký 290 tỷ 682 triệu USD, trong đó có 562 dự án BĐS với vốn đăng ký 55 tỷ 973 triệu USD; khoảng 50% vốn đăng ký đã được thực hiện.

thị trường BĐS 2017 hứa hẹn trở thành bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động,

Thị trường BĐS 2017 hứa hẹn trở thành bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động.

Theo đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang dẫn đầu FDI vào thị trường địa ốc Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là số 1 với số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,62 tỷ USD, chiếm 31,9%. Nhật Bản ở vị trí thứ 2 với 1,92 tỷ USD, chiếm 10,9% và Singapore ở vị trí thứ 3 với 1,72 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư.

Năm 2016 với 66 dự án gần 1 tỷ USD vốn đăng ký, BĐS chiếm vị trí thứ 2 sau lĩnh vực chế tạo nhận được nguồn vốn FDI, mặc dù con số đó thấp hơn năm 2015 nhưng nhìn chung các dự án có chất lượng hơn và tỷ lệ vốn FDI thực hiện cao hơn.

Đó là xu hướng tích cực trong thu hút FDI nói chung và FDI vào BĐS bởi vì những năm từ 2007 đến 2010 tuy có nhiều dự án BĐS hàng tỷ USD nhưng tỷ lệ vốn thực hiện khá thấp, hoảng 25%, một số dự án không được triển khai đã bị thu hồi giấy đăng ký đầu tư.

Năm 2016 đã có một số dự án FDI lớn tại TP.HCM như Creed Group đầu tư vào City Gate 500 triệu USD; Toshin Development đã đề xuất đầu tư dự án trung tâm thương mại ngầm Bến thành; Global Grouop bắt tay với công ty Nhà Mơ đầu tư dự án tại quận 8…

GS. Nguyễn Mại cho biết, những nhà đầu tư ngoại giờ đây khá nhạy với thị trường, họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp, khách sạn hạng sang như trước đây mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của đại bộ phận người dân Việt Nam theo tiêu chuẩn nhà ở của Nhật, Hàn Quốc, Singapore…

Vậy vì sao BĐS Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại? Trả lời câu hỏi này, theo GS. Nguyễn Mại, ngoài các nguyên nhân về môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tạo nên lợi thế so sánh hơn các nước trong khu vực thì có hai nhân tố gắn với thị trường BĐS.

Một là, dự báo tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm sắp đến mà theo ngân hàng HSBC nhận định thì có tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á, từ 12 triệu vào năm 2012 tăng lên 33 triệu người vào năm 2020.

Hai là, Chính phủ Việt Nam cho người nước ngoài sở hữu nhà đang tạo nên sự khác biệt trên thị trường nhất là phân khúc cao cấp vì khi họ đầu tư thì được hưởng tỷ suất sinh lời từ 7 – 8% tại thị trường Việt Nam, trong khi ở nước họ chỉ 1 – 2%. Điều này sẽ thu hút lượng lớn vốn FDI vào thị trường bất  đặc biệt là những dự án có vị trí tốt, thiết kế đẹp, pháp lý minh bạch và môi trường sống tốt.

Cuối cùng, GS. Nguyễn Mại kết luận, thị trường BĐS đang có những tín hiệu tích cực, FDI đổ vào BĐS đang có xu hướng gia tăng, với sự tham gia của những tập đoàn địa ốc hàng đầu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và nhiều nước khác sẽ làm cho hoạt động của thị trường trở nên chất lượng và hiệu quả hơn. Đón bắt cơ hội mới để thị trường BĐS trở thành đầu tàu mạnh mẽ kéo theo nhiều toa tàu thuộc những lĩnh vực kinh tế khác nhau, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm và trung hạn đến năm 2020.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top