Aa

Bất động sản 24h: Nhiều tháng không có giao dịch, môi giới BĐS ngán ngẩm bỏ nghề

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 28/11/2022 - 10:21

Nhiều tháng không có giao dịch, môi giới bất động sản ngán ngẩm bỏ nghề; Vòng xoáy giá nhà đất... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Nhiều tháng không có giao dịch, môi giới bất động sản ngán ngẩm bỏ nghề

Với môi giới mới vào nghề hoặc hoạt động trong thời gian ngắn từ 1-2 năm thì hầu hết là rời bỏ thị trường, đổi nghề vì không thể kiên trì khi thị trường bất động sản trầm lắng với rất ít giao dịch, môi giới nhiều tháng không có thu nhập.

Đầu năm 2022, thị trường bất động sản “quay xe” hạ nhiệt sau những tháng liên tục “sốt” đất. Tiếp đó là các vướng mắc về pháp lý của các dự án bất động sản khiến nguồn cung khan hiếm, những vụ vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp bất động sản lớn bị xử lý khiến niềm tin vào thị trường trái phiếu khiến doanh nghiệp của nhà đầu tư giảm sút. Tín dụng được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản trong năm 2022 trở nên trầm lắng.

Từ thời điểm tháng 3/2022 tới nay, nhiều môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh không có giao dịch và một số sàn giao dịch chịu cảnh thua lỗ khi chi phí quảng cáo vẫn đổ ra nhưng không bán được hàng hoặc lượng hàng chốt được không đáng kể.

Chủ một sự án bất động sản có tiếng ở thành phố Thái Nguyên than thở: “Những tháng dịch giao dịch còn sôi động hơn thời điểm bây giờ, lượng hàng bán ra còn tốt dù việc đi lại có những hạn chế nhất định. Từ đầu năm 2022, thị trường chững lại một cách bất thường”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để giải quyết khoản nợ trái phiếu sắp đáo hạn?

Thị trường trầm lắng, cùng với việc tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu để đảo nợ cũng gặp khó khăn là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Càng về cuối năm, câu chuyện đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp càng “nóng”, đặc biệt là với cộng đồng doanh nghiệp bất động sản. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm, việc cân đối dòng tiền khó khăn, khả năng xử lý khối lượng nợ lớn từ trái phiếu không phải là điều dễ dàng.

Chưa kể, với một số giải pháp được cho là khả thi trong những năm trước thì nay chưa chắc đã thực hiện được do lòng tin của nhà đầu tư đang lung lay và dần quay lưng với thị trường.

Vậy đâu là hướng đi phù hợp nhằm giải quyết dư nợ này? Để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý cần có giải pháp gì chống “bond run”?  Trước những vấn đề này, Reatimes đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khôi phục niềm tin với thị trường tài chính bằng cách nào?

Niềm tin đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính, đặc biệt với trái phiếu doanh nghiệp và đây cũng là vấn đề cấp bách mà các cơ quan quản lý phải sớm tìm được lời giải.

Hai năm vừa qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều ngành, nếu không có sự phát triển của thị trường trái phiếu, các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa.

Theo chia sẻ của lãnh đạo FiinRatings, thị trường trái phiếu chủ yếu là phát hành riêng lẻ, quy mô tăng lên khoảng 1,5 - 1,6 triệu tỷ đồng trong thời gian qua, trong đó chủ yếu là trái phiếu ngân hàng, bất động sản. Tuy nhiên, càng về gần giai đoạn cuối năm, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có phần thu hẹp.

Theo thống kê từ Bộ Tài chính, trong tốp 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất 6 tháng đầu năm nay thì có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như: Novaland 8.557 tỷ đồng; Eagle Side 7.860 tỷ đồng; Air Link 3.810 tỷ đồng; Worldwide Capital 3.410 tỷ đồng; Seaside Homes 3.000 tỷ đồng; Vast King 2.260 tỷ đồng; Bất động sản Đất Việt 1.600 tỷ đồng; Bất động sản Đại Hùng 1.500 tỷ đồng...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Căn hộ cho thuê tiếp tục là kênh đầu tư an toàn trong năm 2023

Thị trường cho thuê căn hộ và văn phòng bắt đầu nóng lên kể từ khi hết giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 và được dự đoán là kênh đầu tư an toàn trong năm 2023.

Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn khó khăn cả về nguồn cung và thanh khoản, dòng tiền của nhiều nhà đầu tư bắt đầu dịch chuyển sang căn hộ cho thuê mặc dù sinh lời thấp nhưng đều đặn và an toàn.

Chia sẻ tại Landshow mới đây, bà Nguyễn Hồng Vân - Giám đốc thị trường Hà Nội, Công ty tư vấn JLL Việt Nam cho rằng, quan điểm này có vẻ mới đối với một số nhà đầu tư cá nhân, nhưng đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp đến từ các công ty, tập đoàn, họ luôn ưu tiên mục tiêu là dòng tiền ổn định.

“Bất động sản thường tăng trưởng theo chu kỳ, khi thanh khoản có những nốt trầm như hiện nay thì việc đầu tư theo dòng tiền sẽ đảm bảo một mức lợi nhuận ổn định và có thể đợi đến chu kỳ sôi động tiếp theo mới bán tài sản. Tôi nghĩ đây là xu hướng sẽ phát triển trong thời gian tới ở Việt Nam”, bà Vân đánh giá.

Lý giải thêm, bà Nguyễn Hồng Vân cho biết, đây là thời điểm thị trường rất khác biệt so với nhiều năm trước, tín dụng đang bị thắt chặt và một số kênh đầu tư trở nên khó khăn. Các báo cáo của JLL đều cho thấy, thời điểm này là cơ hội để mua các bất động sản giá tốt ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đối với những người có tiền mặt.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vòng xoáy giá nhà đất

Giá nhà đất ở Việt Nam, từ nhiều chục năm nay, luôn được coi là ở tình trạng “bong bóng”. Giá nhà đất quá cao so với sức mua của người có nhu cầu thực sự. Các kênh vốn càng đổ vào bất động sản, giá nhà càng lên cao, cùng với những đợt sốt đất đai nhà cửa, kèm theo rủi ro cho nền kinh tế.

Mỗi khi có sức ép về lạm phát, việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, thì thị trường này bị rơi vào khủng hoảng, đóng băng. Lập tức, các ý kiến đòi hỏi Nhà nước phải “giải cứu” vì “sự ổn định”. Ngoài các vấn đề muôn thuở như thủ tục hành chánh, sửa đổi luật lệ, thì tiếng kêu cứu lớn nhất vẫn là “bơm tiền”, nới “room” tín dụng.

Điểm lại kịch bản thị trường vào giai đoạn gần đây nhất 2007 - 2008. Năm 2007, bất động sản nóng sốt “bong bóng”. Chính phủ phải ban hành các chính sách kinh tế đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì đầu năm 2008 thị trường bất động sản bị “đóng băng”. Sau đó, năm 2009, khi Chính phủ thực hiện chính sách “tiền tệ nới lỏng” đi đôi với gói tín dụng “kích cầu đầu tư” tương đương 1 tỷ USD, kích thích thị trường bất động sản quay trở lại “bong bóng” trong năm 2010.

Báo cáo lúc đó chỉ ra thực trạng thị trường: Hàng tồn kho rất lớn, dư thừa nhà ở thương mại diện tích lớn, thiếu nhà ở vừa túi tiền và nhà ở xã hội, nợ xấu lên đến 8,6%, trong đó chủ yếu là nợ xấu bất động sản đe dọa đến an toàn tín dụng. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top