Aa

Bài 3: Sai phạm phân lô ở Bến Tre và bài học nhãn tiền từ Khánh Hòa

Khánh Hòa
Khánh Hòa khanhhoa.13590@gmail.com
Thứ Ba, 23/05/2023 - 06:07

Khánh Hòa là địa phương mạnh tay xử lý các sai phạm "hiến đất làm đường" để phân lô. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Bến Tre khi xử lý các sai phạm tương tự trên địa bàn.

 

Khánh Hòa hủy bỏ 107 trường hợp hiến đất mở đường trái quy định

Cũng liên quan đến phân lô, tách thửa trái quy định, trước đó Khánh Hòa đã có biện pháp mạnh tay hủy bỏ hàng trăm trường hợp hiến đất mở đường trái quy định. Cụ thể, ngày 29/4, UBND huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa), cho biết vừa có báo cáo gửi Sở TN-MT Khánh Hòa về những vướng mắc trong việc khắc phục hậu quả các sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa.

Sau khi có kết luận sai phạm về 114 khu vực nói trên, UBND huyện Cam Lâm đã đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Cam Lâm tạm dừng thực hiện các thủ tục đăng ký biển động đất đai đối với 2.385 thửa đất và quản lý xây dựng không cho phát sinh mới các công trình xây dựng tại 114 khu vực này.

Theo UBND huyện Cam Lâm, việc tạm dừng các thủ tục đăng ký biến động đối với các thửa đất thuộc 114 khu vực này là một hình thức nhằm hạn chế tình trạng "phân lô, bán nền" đã diễn ra trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc UBND huyện tạm dừng các quyền của người dân là không đúng theo các quy định của pháp luật.

"Hiện tại, đã và đang có rất nhiều đơn phản ánh, kiến nghị và khiếu nại liên quan đến việc tạm dừng này. Yêu cầu điều chỉnh văn bản, hủy bỏ việc tạm dừng để người dân được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo luật định (hiện nay UBND huyện đã tiếp nhận 84 đơn khiếu nại của hộ dân liên quan đến việc tạm dừng đăng ký biến động)", UBND huyện Cam Lâm cho biết.

Qua thanh tra cho thấy, Sở TNMT tỉnh đã không kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến của Bộ TNMT khi phát hiện bất cập, thiếu sót của pháp luật về đất đai trong việc không quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất mà tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND chỉ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, không quy định tách thửa đất đối với đất nông nghiệp;  Tham mưu UBND tỉnh quy định việc tách thửa còn hạn chế; chậm tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND nhưng không tham mưu UBND tỉnh có văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tách thửa đối với đất nông nghiệp trong thời gian từ khi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành cho đến khi quy định mới có hiệu lực thi hành (trong thời gian này có 81 khu tách thửa, phân lô bán nền; trong đó, có 77 khu có các thửa đất nông nghiệp được tách với diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa được quy định tại Quyết định số 59/2017/QĐ UBND);  Chậm tham mưu UBND tỉnh quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP3; không thường xuyên hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở TNMT theo quy định, đặc biệt là đối với công tác đo đạc tách thửa, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm (sử dụng đất không đúng mục đích, xây nhà, công trình trên đất nông nghiệp, thay đổi hiện trạng sử dụng đất), không được kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để (không xử lý hoặc có xử lý nhưng chỉ phạt tiền và cho tồn tại công trình vi phạm); chưa tổ chức thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 132/UBND-TCĐT.
Một quảng cáo "phân lô, bán nền" trên địa bàn huyện Cam Lâm

Mới đây, ngày 27/4/2023, UBND huyện Cam Lâm đã ban hành Công văn về việc chấm dứt việc tạm dừng đăng ký biến động đất đai tại các khu vực trên.

Cũng theo UBND huyện Cam Lâm, huyện đã từng bước thực hiện việc khắc phục các sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Tuy nhiên, sau khi UBND huyện hủy các văn bản đầu tư giao thông (đối với các trường hợp UBND huyện có văn bản chấp thuận) thì các bước tiếp theo chưa biết sẽ triển khai như thế nào.

Từ đó, UBND huyện Cam Lâm đề xuất kiến nghị hướng giải quyết, đối với 7 trường hợp hiến đất làm đường giao thông phù hợp với đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt thì cho phép tồn tại và người dân được thực hiện các quyền theo luật định; được phép xây dựng nhà ở nếu có nhu cầu.

Đối với 107 trường hợp hiến đất làm đường giao thông nhưng không phù hợp với quy hoạch đường giao thông đã được phê duyệt, UBND huyện Cam Lâm hủy văn bản chấp thuận đầu tư đường giao thông, UBND các xã và thị trấn Cam Đức thực hiện việc quản lý đất hiến theo quy định. Huyện Cam Lâm cũng tạm thời cho phép tồn tại các thửa đất nêu trên theo mục đích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhưng không cho phép xây dựng.

Sai phạm dai dẳng, liệu Bến Tre có mạnh tay như Khánh Hòa?

Như Reatimes đã thông tin trong bài Bến Tre: Thanh tra phát hiện loạt sai phạm về tách thửa, phân lô, bán nền, Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa ký ban hành kết luận thanh tra (KLTT) số 421/TB-TT, về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Châu Thành.

Qua thanh tra cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng trên địa bàn huyện chưa kịp thời, chưa đạt hiệu quả cao. UBND huyện Châu Thành để xảy ra tình trạng tách thửa, phân lô, bán nền với quy mô lớn, kéo dài nhiều năm nhưng không có biện pháp xử lý và kiến nghị xử lý.

Khu đất phân lô đã xây dựng nhà ở của "ông trùm" Bảo Trâm Land

UBND huyện Châu Thành thực hiện chưa nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre tại Công văn số 132/UBND-TCĐT và thực hiện Công văn số 2188/UBND-KT còn chậm; chưa thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai liên quan đến việc tách thửa, xây dựng hạ tầng, nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp đối với UBND các xã, thị trấn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Đặc biệt, qua thanh tra cho thấy, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN&MT) đã không kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến của Bộ TN&MT khi phát hiện bất cập, thiếu sót của pháp luật về đất đai trong việc không quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất mà tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND chỉ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, không quy định tách thửa đất đối với đất nông nghiệp.

Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh quy định việc tách thửa còn hạn chế; chậm tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND nhưng không tham mưu UBND tỉnh có văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tách thửa đối với đất nông nghiệp trong thời gian từ khi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành cho đến khi quy định mới có hiệu lực thi hành (trong thời gian này có 81 khu tách thửa, phân lô bán nền; trong đó, có 77 khu có các thửa đất nông nghiệp được tách với diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa được quy định tại Quyết định số 59/2017/QĐ UBND).

Khu đất phân lô được quảng cáo thành dự án 

Sở TN&MT cũng chậm tham mưu UBND tỉnh quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP3; không thường xuyên hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở TN&MT theo quy định, đặc biệt là đối với công tác đo đạc tách thửa, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm (sử dụng đất không đúng mục đích, xây nhà, công trình trên đất nông nghiệp, thay đổi hiện trạng sử dụng đất), không được kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để (không xử lý hoặc có xử lý nhưng chỉ phạt tiền và cho tồn tại công trình vi phạm); chưa tổ chức thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 132/UBND-TCĐT.

Ngoài ra, Thanh tra cũng phát hiện nhiều sai sót của các tổ chức liên đới như VPĐKĐĐ tỉnh, VPĐKĐĐ huyện Châu Thành, phòng TN&MT huyện Châu Thành. Từ các sai phạm, Thanh tra tỉnh đề nghị các cơ quan lập tức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan.

Theo các chuyên gia, phần lớn các địa phương khi cho phép cá nhân "hiến đất làm đường" để phân lô bán nền thì con đường đó không thực hiện đúng quy hoạch và mục đích sử dụng đất (làm đường trên đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không phải đất giao thông). Do đó, để xử lý rốt ráo việc này cần giải pháp mạnh tay để lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo thượng tôn pháp luật.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top