Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương khẩn trương xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương; đồng thời xác định danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nằm trong khu vực không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP để các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có cơ sở thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của địa phương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhà ở, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Trường hợp phát hiện các tồn tại, bất cập về các quy định của pháp luật nhà ở liên quan đến việc mua và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, đề nghị gửi văn bản về Bộ Xây dựng để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trước đó, ngày 25/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, trong đó quy định cụ thể về việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo đó, cá nhân nước ngoài để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam theo các quy định sau: Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam; Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Ngày 11/5/2017 Bộ Xây dựng đã có Công văn số 1041/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu thực hiện quy định của Luật Nhà ở về việc mua và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với tổ chức nước ngoài phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm tham gia các giao dịch về nhà ở.
Về hình thức sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì "Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này".
Để triển khai thực hiện quy định nêu trên, ngày 20/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, trong đó giao Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.