Từng tăng giá gấp 2 - 3 lần, các điểm nóng đất nền Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh hiện giờ ra sao?
Sau khi cơn "sốt đất" đi qua, hiện nay giá đất nền tại các điểm nóng như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh... và vùng ven Hà Nội đều ghi nhận đang giảm giá mạnh.
Đất nền được coi là phân khúc “vua” trong đầu tư mang về “quả ngọt” cho nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn sốt đất năm 2020 - 2021. Tuy nhiên đến nay, đây cũng là phân khúc khiến các nhà đầu tư “khóc dở mếu dở” khi bị chôn vốn do thanh khoản kém và giá giảm.
Bắc Ninh là địa phương liên tiếp có những đợt “sốt đất” trong giai đoạn 2020 - 2021. Nhất là vào thời điểm cuối năm 2021, giá các lô đất nền tăng theo từng giờ, từng ngày. Môi giới và các nhà đầu tư ùn ùn đổ về khu vực huyện Từ Sơn, Thuận Thành. Không ít các lô đất tại đây đã tăng giá 2 - 3 lần chỉ trong vòng 1 - 2 năm.
Tuy nhiên, hiện nay, thị trường tỉnh này cũng không nằm ngoài vòng xoáy trầm lắng, giá giảm. Chị Nguyễn Mai - chủ một văn phòng giao dịch bất động sản tại Bắc Ninh - cho biết, các lô đất hiện nay đều giảm giá từ 300-500 triệu. Thời điểm sốt, lô đất tại một dự án trên đường Âu Cơ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành có giá 3 tỷ đồng thì nay giảm 500 triệu còn 2,5 tỷ đồng. Tương tự, lô đất tại dự án ở xã Gia Đông trước đó giá rao bán 2 tỷ thì nay giảm giá còn 1,7 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà giàu cũng khóc khi "ôm" nhiều bất động sản giá trị lớn
Không ít nhà đầu tư "tay to" đang "đứng ngồi không yên" trước các khoản nợ đến kỳ phải trả. Trong khi đó, các sản phẩm bất động sản giá trị tới hàng chục tỷ đồng lại không thể bán.
Việc nới room tín dụng nhỏ giọt chưa giải quyết được vấn đề thị trường bất động sản. Nhiều nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, tiếp tục rơi vào trạng thái xáo trộn tâm lý, quan sát nghe ngóng, thậm chí hoang mang.
Đặc biệt, không ít nhà đầu tư đang sở hữu những sản phẩm bất động sản giá trị lớn như liền kề, biệt thự, căn hộ cao cấp, hạng sang bị ảnh hưởng rõ nét nhất. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là các phân khúc trên có mức tăng giá nhanh, giá trị cao, kén sức mua lúc thị trường khó khăn.
Đang sở hữu nhiều căn nhà liền kề, biệt thự có giá hàng chục tỷ đồng ở Hà Nội, nhưng thời gian này, anh Nguyễn Văn Phát như "ngồi trên đống lửa". Anh kể, giá trị các căn liền kề này có tăng so thời điểm anh mua vào, nhưng do sản phẩm không có tính thanh khoản, cộng với số tiền gốc và lãi ngân hàng phải trả hàng tháng đang gây ra nhiều khó khăn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tọa đàm và GLTT: Đầu tư bất động sản miền Nam - Lựa chọn dự án và phương thức đầu tư
Chiều 14/10, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES tổ chức Tọa đàm và GLTT "Đầu tư bất động sản miền Nam - Lựa chọn dự án và phương thức đầu tư".
Bên cạnh việc dịch chuyển dòng tiền đến những thị trường mới có nhiều tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển dài hạn như Bình Thuận, Vũng Tàu, nhà đầu tư miền Bắc cũng đang có sự thay đổi trong “khẩu vị” đầu tư. Nếu như trước đây, người miền Bắc thường đầu tư chủ yếu vào 2 phân khúc là căn hộ cho thuê hoặc đất nông nghiệp giá rẻ thì nay, tọa độ nóng là các đô thị của những nhà phát triển uy tín, có tiềm lực. Chỉ có các đô thị quy mô lớn đến rất lớn mới có thể đáp ứng được đa dạng các nhu cầu, vừa an cư, làm việc, làm ăn kinh doanh kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ; vừa mang đến cơ hội kinh doanh sinh lời hấp dẫn, giúp tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Trên cơ sở đó, để lý giải về xu hướng “Nam tiến” của các nhà đầu tư miền Bắc; phân tích về lựa chọn, phương thức và khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư miền Bắc vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phía Nam; chia sẻ kinh nghiệm và hiệu quả đầu tư thực tế vào các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phía Nam của các nhà đầu tư miền Bắc…, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam và sự đồng hành của Novaland Group tổ chức Chương trình Tọa đàm và GLTT: Đầu tư bất động sản miền Nam - Lựa chọn dự án và phương thức đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cần gỡ nút thắt, “phá băng” cho nhà ở xã hội
Để khắc phục những tồn đọng, bất cập hướng đến mục tiêu từ nay tới năm 2030 sẽ đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, chuyên gia đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là một trong những chương trình nhà ở có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong nhiều thập kỷ qua, mô hình nhà ở xã hội đã được một số nước trên giới quan tâm và phát triển thành công như Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...
Tại Việt Nam, việc triển khai chương trình nhà ở xã hội đã trải qua khoảng 12 năm. Bên cạnh những kết quả tích cực giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và công nhân được cải thiện nhà ở, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NOXH đã bộc lộ một số hạn chế và thách thức.
Trước hết, cơ chế - chính sách phát triển nhà ở xã hội còn tồn tại những nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được điều chỉnh - bổ sung kịp thời như: Quy trình thủ tục hành chính khá phức tạp, thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, thậm chí 1 thủ tục có thể dài đến 3 năm. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ vốn vay chưa đủ hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khổ vì mua chung cư mới
Mua căn chung cư mới, tưởng rằng sẽ tận hưởng cuộc sống như mộng, một bước chân xuống ngàn tiện ích, nhưng gần một năm qua, nam nhân viên đến từ Hà Nội phải chật vật gồng lãi trong khi chưa nhận được nhà.
Hơn 2 năm trước, N. (nam nhân viên văn phòng ở Hà Nội) đã quyết định mua căn chung cư tại dự án ở Long Biên. "Nhiều người bảo với tôi là ở chung cư rất thích, hợp với người trẻ vì hiện đại, văn minh. Dự án mà tôi mua cũng được môi giới quảng cáo là có rất nhiều tiện ích, bước xuống là bể bơi là khuôn viên xanh. Đó là những lý do khiến tôi quyết định vay mượn tiền để mua”, anh N. kể.
Theo anh N., trong cam kết mà anh nhận được, dự án sẽ được bàn giao vào cuối năm 2021. Nhưng đến hiện tại, anh N. vẫn phải gồng mình trả nợ, lãi, còn nhà vẫn chưa nhận được.
Cách đây 1 tuần, anh N. phải bỏ việc để cùng tham gia với hội những người mua nhà biểu tình, đàm phán với chủ đầu tư về thời hạn bàn giao nhà. Ngay cả đến tham quan dự án trực tiếp. anh N. bức xúc nói: "Cũng chẳng thấy viễn cảnh đẹp như bể bơi, khuôn viên xanh, tiện ích này, hay tiện ích kia mà môi giới nói".