Cách dọn dẹp nhà để không phạm phong thủy
Người Việt Nam luôn tin rằng để nhận được sự phù hộ của thần linh, cần thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các thần thổ công, những vị thần này được coi là sẽ lên trời vào ngày 23 tháng chạp hàng năm để "báo cáo" tình hình một năm qua của gia đình. Chính vì vậy chỉ nên dọn nhà đón Tết, chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm cũ, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị thổ công lên trời.
Dọn nhà đón Tết, chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm cũ, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị thổ công lên trời.
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta mua quần áo mới, giày dép mới. Những vật dụng trang trí mang lại may mắn mới được đem ra bày biện, các nghi lễ phong thuỷ để nạp lại năng lượng được thực hiện.
Việc đầu tiên là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi tủ, vứt bỏ những đồ vật không cần thiết, lau chùi cẩn thận tất cả các phòng, dịch chuyển đồ gỗ để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.
Chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.
Bên cạnh đó, cần nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ. Nếu bạn đã mời được các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết.
Vào ngày tất niên, đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào 11 giờ trưa, điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới. Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là năm tốt để tìm một bộ thích hợp mời về nhà.
Chỗ cho các vị là một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm trên bàn ăn, đồng nghĩa với sự thịnh vượng. Nhưng tốt nhất cho các vị vẫn là phòng khách, chọn nơi trân trọng nhất để đặt các vị Phúc Lộc Thọ, bố trí các vị nhìn thẳng ra cửa chính để chiêu cát khí Phúc Lộc Thọ vào cho gia đạo.
Cách dọn dẹp bàn thờ để không phạm phong thủy
Ngoài ra, khi dọn dẹp bàn thờ để chuẩn bị cho ngày Tết cũng cần lưu ý để không phạm phong thủy.
Theo phép xưa để lại, trước khi dọn dẹp bàn thờ, các gia đình cần theo lễ thắp nhang xin phép ông bà, tổ tiên.
Để làm lễ này, trước tiên cần tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp một nén hương để thông báo cho tổ tiên và thần linh biết rằng: "Hôm nay là ngày thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc".
Sau đó, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn có trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì cần để ra hai chỗ khác nhau, tránh lẫn lộn. Công việc dọn dẹp được bắt đầu sau khi nhanh tàn.
Người xưa quan niệm, nếu xê dịch quá nhiều sẽ làm kinh động đến chỗ ở của thần, thần không an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được. Do đó, gia chủ nên hạn chế việc di chuyển các bức tượng hay di ảnh trên bàn thờ.
Khi lau bài vị của tổ tiên, không nên dùng nước lạnh mà cần dùng nước ấm hoặc rượu trắng cùng khăn sạch. Trong quá trình dọn dẹp, cần lau bài vị của Thần Phật trước. Sau đó, thay nước và lau bài vị Tổ Tiên. Nếu làm ngược lại có nghĩa là bất kính, mạo phạm Thần Phật.
Dọn bát hương cũng là một công việc khá quan trọng. Lau bài vị xong mới thực hiện phần việc này.
Ngày nay đa số gia đình đều rút chân hương, đổ tro ra ngoài, rửa sạch bát hương và để khô ráo. Chân nhang sau khi rút ra, một số gia đình sẽ để lại 3 chân nhang, phần còn lại đem đốt thành tro và rải ra sông hoặc đất sạch.
Khi thêm tro hoặc cát sạch vào bát hương, cần đổ đầy và ém chặt, để chân nhang được thẳng thớm, cứng cáp khi cắm. Theo quan niệm, bát hương bàn thờ cắm chân nhang xiêu vẹo là điều không nên.