Aa

Nồi bánh chưng của một người Hà Nội

Chủ Nhật, 07/02/2021 - 06:10

Không chỉ là một biểu tượng trên mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc, bánh chưng còn là sự gắn kết các thành viên trong các gia đình, mỗi dịp Tết đến xuân về...

Những ngày giáp Tết, phố phường Hà Nội nhộn nhịp, rộn ràng với quất với đào, sắc xanh sắc đỏ. Những chiếc khẩu trang phòng dịch bệnh không che được nét hồ hởi, tươi vui trên gương mặt, ánh mắt mỗi người.

Lang thang phố phường tìm kiếm đề tài viết báo Tết, tôi lạc vào một khu tập thể cũ ở Thành Công. May mắn làm sao tôi bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ có tuổi đang ngồi gói bánh chưng ngoài hiên.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Bà Hà Thị Nhung, người dân sống tại khu tập thể A3 Thành Công, kể chuyện: “Công việc chuẩn bị đón Tết trước nhất là phải lo cho xong nồi bánh chưng. Gói xong nồi bánh chưng rồi thì mới dọn dẹp được nhà cửa sạch sẽ. Bởi khi gói bánh chưng phải bày biện nhiều thứ lắm, nào lá, nào lạt, nào gạo, nào đỗ,…”.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Để gói bánh, đầu tiên là phải ngâm gạo. Gạo phải chọn gạo nếp cái hoa vàng bánh mới ngon, mới dẻo thơm. Gạo ngâm từ 6 - 8 tiếng.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Sau đó là công đoạn chuẩn bị đỗ xanh. Đỗ xanh xay, ngâm, đãi vỏ, để cho ráo nước, rồi cho thêm 1 ít muối. Đỗ phải đồ lên thì mới mịn, bánh mới ngon.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Tiếp theo là chuẩn bị lá dong. Lá phải cọ cho sạch, để khô, sau đó lau sạch một lượt nữa rồi mới bắt đầu gói bánh.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Gói bánh chưng vuông phải đo lá, cắt lá, rồi xếp vào khuôn. Bà gói bánh nhỏ cho gia đình ăn Tết nên chỉ gói 2 lạng rưỡi gạo, 1 lạng đỗ và 1 lạng thịt cho một chiếc bánh.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Trước khi cho gạo vào, 4 góc phải lót lá dong cho chắc. Gạo phải đong chuẩn thì mới vừa khuôn bánh. Cho gạo vào san đều sau đó cho đỗ vào.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Sau đó là tới lớp thịt. 3 miếng thái nhỏ khoảng 1 lạng thịt là vừa.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Cho nốt đỗ lên trên, ấn đều 4 góc cho chặt bánh. Cuối cùng cho gạo vào và san đều. Trước khi gói lại, cho thêm 1 miếng lá lên trên để sau bóc bánh dễ hơn.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Gói bánh vuông lại, buộc lạt là xong.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Rồi sau đó xếp bánh vào nồi, đổ nước vào ngập bánh và đun. Sống tại Hà Nội, không có điều kiện bắc bếp củi nên bà Nhung nấu bánh chưng bằng nồi điện. Dù vậy bánh cũng không hề mất đi sự thơm ngon.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh
nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Bánh chín xong để nguội rồi vớt ra, rửa bằng nước lạnh cho khỏi nhớt của lá, của thịt. Xong, nén chặt bánh để cho bánh chắc, khô, ráo nước. Vậy là xong một nồi bánh chưng.

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Bà Nhung chia sẻ: “Tết ngày xưa với tết bây giờ khác nhau nhiều. Ngày xưa, người ta rất trọng, rất quý những ngày Tết, con cháu đi xa chỉ mong đến ngày ấy để được về đoàn tụ với ông bà cha mẹ. Bây giờ do công việc, các con các cháu đi làm xa, miền Nam miền Bắc, nước trong nước ngoài nên gặp nhau khó lắm. Cuộc sống văn minh hiện đại bây giờ cũng ít nhà còn gói bánh chưng như tục lệ thời xưa, chủ yếu là mua sẵn. Tết mà không có gói bánh thì chẳng còn không khí Tết nữa.”

nồi bánh chưng của người hà nội gói bánh

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top