Cao ốc và nỗi oan Thị Kính
"Cơn lốc" nhà cao tầng nhanh chóng len lỏi và hiện diện trong lòng các đô thị Việt như một sự tất yếu của quá trình đô thị hóa và phát triển hội nhập với toàn cầu. Nhờ có cao ốc, hàng triệu người dân ở các đô thị lớn Việt Nam cũng chạm đến gần hơn với giấc mơ có một tổ ấm của riêng mình. Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm, cao ốc đang bị nhìn nhận như nguyên nhân gây ra mọi vấn đề rắc rối. Không khó để nhìn thấy những "tội danh" hàng ngày được nhắc đến như: Cao ốc phá vỡ quy hoạch Đà Nẵng, cao ốc bóp nghẹt giao thông TP.HCM hay Hà Nội "oằn mình" gánh cao ốc... Và để giải quyết mọi vấn đề từ tắc nghẽn, kẹt xe, úng ngập, gia tăng mật độ dân số... người ta nghĩ đến phương án cấm xây cao ốc.
Cao ốc có thực sự là hiểm họa đe dọa đô thị đến vậy? Nỗi oan ấy mang tên Thị Kính hay Thị Màu? Bản chất sâu sa của câu chuyện này là gì?
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mời người nước ngoài mua nhà Việt Nam sao cấm người Việt Nam mua nhà nước ngoài?
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cho rằng, việc cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là một trong những chính sách được mong chờ rất lâu, hiện thực hoá từ Nghị quyết của Quốc hội và đã có nhiều đổi mới. Nghị quyết này đã mở ra nhiều kỳ vọng cho nhiều doanh nghiệp bất động sản, sàn giao dịch bởi sẽ có một lượng vốn lớn đổ vào bất động sản. Tuy nhiên, từ Nghị quyết đến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành mất rất nhiều thời gian.
Theo ông Hưng, từ năm 2016, khi Luật nhà ở có hiệu lực, trong đó bổ sung quy định người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam, đã bỏ đi rất nhiều rào cản. Nếu trước đây chỉ có 6 đối tượng được mua nhà thì bây giờ không có giới hạn nào cả chỉ còn một quy định duy nhất đó là chỉ cần không phải là đối tượng cấm nhập cảnh thì đều được mua nhà tại Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mất niềm tin là tử huyệt của bất động sản!
Tại "Diễn đàn bất động sản 2018: Cơ hội từ chính sách" diễn ra mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HD MON Holding cho biết, khi thực hiện dự án, nhiều chủ đầu tư yếu kém, nhiều doanh nghiệp làm ăn chụp giật, khả năng quản trị còn nhiều thiếu sót, chưa chuyên nghiệp dẫn đến kiện tụng.
"Mất niềm tin là tử huyệt của bất động sản”, ông Tuấn khẳng định và lấy dẫn chứng thời điểm 2009 – 2012, hàng loạt chủ đầu tư đã phá sản trong đó nguyên nhân sâu xa đến từ điều này.
Ông Tuấn kể: Công ty ông phát triển dự án Mon City vào năm 2015 là dự án đầu tay, trong 9 tháng bán hết 1000 căn hộ, đến năm 2017 thì giao toàn bộ sản phẩm cho khách hàng. Có nhiều người hỏi vì sao với dự án đầu tay lại thông dòng bén giọt như vậy, chúng tôi có chia sẻ thật rằng: “Bất động sản là kênh khó, đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao và nguồn vồn dồi dào cũng như phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi làm dự án”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Luật Đặc khu kinh tế: "Chậm trễ sẽ mất cơ hội"
Tại Hội thảo Đặc khu - thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công diễn ra vào ngày 18/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng: “Luật Đặc khu kinh tế ra đời ở Việt Nam khi chúng ta chưa từng có tiện lệ, là một vấn đề khó.” Cũng theo Bộ trưởng, vấn đề xây dựng Luật Đặc khu tại Việt Nam không nên quá cầu toàn vì nếu chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, mô hình đặc khu kinh tế đã có một quá trình phát triển lâu dài trên thế giới. Từ cuối những năm 1960 đến nay, mô hình đặc khu kinh tế phát triển đa dạng với rất nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì như đặc khu kinh tế, khu thương mại, nhiều loại hình đa dạng như đặc khu kinh tế, khu thương mại tự do.
Tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều đầu tư vào đặc khu. Điều này cho thấy các quốc gia đều ra sức tạo chơi sân chơi mới với nhiều mô hình và thể chế khác nhau để tạo ra một sự canh trạnh ngày càng gay gắt, tạo thu hút dòng đầu tư FPI nhằm góp phần phát triển triển đất nước mình.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra "cơn sốt" đất
Bắc Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) - một trong những đặc khu trong tương lai đang trở thành "tâm điểm" của giới nhà đất. Nhìn từ trên cao, khu vực này vẫn còn hoang sơ, nhưng giá đất nơi đây đang bị "thổi" lên gấp nhiều lần.
Theo đại diện Công ty Tư vấn BCG - đơn vị đang thực hiện các phương án quy hoạch đặc khu, có 5 vấn đề tại khu vực Bắc Vân Phong, gồm: chiến lược tổng quan; mô hình, thể chế và vốn; hạ tầng cứng và mềm; cơ chế quản lý đặc thù và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.
Đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong phải tạo được cụm công nghiệp để hiệp lực phát triển, thiết lập được thể chế đặc biệt, khác biệt so với nền kinh tế chung… Công ty Tư vấn BCG gợi ý trong Đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong có thể phát triển du lịch, công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao.