Aa

Cấp phép xây dựng tạm cho người dân khu quy hoạch "treo"

Thứ Bảy, 06/05/2017 - 20:01

Cấp phép xây dựng tạm cho người dân khu quy hoạch "treo"; Thị trường BĐS: Săn mặt bằng dự án qua hoạt động M&A; Sửa quy định để trị giá đất ảo; Sở TNMT Hà Nội ủng hộ thu hồi 6.000 m2 đất công bị "xẻ thịt"; Đại diện giới BĐS ủng hộ xây căn hộ 25m2;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Cấp phép xây dựng tạm cho người dân khu quy hoạch "treo"

Trong công văn gửi UBND TP. HCM, Bộ Xây dựng chấp thuận kiến nghị của TP tiếp tục cấp giấy phép xây dựng tạm cho người dân trong khu quy hoạch.

Theo đó, đối với công trình hoặc nhà ở riêng lẻ có sẵn (hiện hữu) của tổ chức, cá nhân thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất thì được xem xét cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo và xây dựng công trình hoặc nhà ở riêng lẻ theo đúng mục đích sử dụng đất trước đó...

Nhiều người dân có nhà đất trong khu quy hoạch ở P.Thạnh Xuân, Q.12 (TP.HCM) đang chờ được cấp phép xây dựng tạm để xây cất lại nhà - Ảnh: QUANG ĐỊNH.

Nhiều người dân có nhà đất trong khu quy hoạch ở P.Thạnh Xuân, Q.12 (TP. HCM) đang chờ được cấp phép xây dựng tạm để xây cất lại nhà - Ảnh: Quang Định.

Đại diện Sở Xây dựng TP. HCM cho biết sở đã trình UBND TP phê duyệt dự thảo quyết định thay thế quyết định 27 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho người dân.

Sau khi có quyết định thay thế quyết định 27 sẽ có những điều chỉnh về điều kiện, quy mô và thẩm quyền cấp phép so với quyết định 27.

Xem chi tiết tại đây.

Thị trường BĐS: Săn mặt bằng dự án qua hoạt động M&A

Trao đổi với đối tác bên lề cuộc ký kết hợp tác chiến lược và phát triển một dự án bất động sản tại khu vực quận Hà Đông (Hà Nội) mới đây, bà Tạ Thị Vân, Phó giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng (ICID) chia sẻ, việc tìm kiếm quỹ đất thông qua con đường lập dự án, xin chấp thuận chủ trương đầu tư, rồi thực hiện giải phóng mặt bằng như trước gần như  “bất khả thi”, bởi các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… hầu như đã phủ kín các dự án BĐS.

Mitsubishi đã công bố góp vốn cùng Bitexco thực hiện khu thấp tầng Dự án The Manor Centra Park (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Mitsubishi đã công bố góp vốn cùng Bitexco thực hiện khu thấp tầng Dự án The Manor Centra Park (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Cũng theo bà Vân, việc triển khai các dự án BT tại các thành phố này cũng rất khó khăn, vì chính quyền hầu như không tìm ra đất đối ứng cho nhà đầu tư. Trong khi đó, việc doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ quỹ đất để khai thác là điều bắt buộc. Bên bán thường là các chủ đầu tư trong nước, bên mua là các tập đoàn phát triển địa ốc, các quỹ đầu tư nước ngoài. Một số ít dự án được các đối tác trong nước chuyển nhượng lẫn nhau, hoặc doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài bán dự án do đến thời hạn thoái vốn.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, từ năm 2015 đến nay là khoảng thời gian thành công của thị trường bất động sản Việt Nam. Vị thế cạnh tranh của ngành cũng được chứng tỏ thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cộng hưởng với những hoạt động M&A có xu hướng chuyển biến rất tích cực cùng mức tăng trưởng ấn tượng.

Xem chi tiết tại đây.

Sửa quy định để trị giá đất ảo

Hiện nay giá nhà đất thị trường tại nhiều khu vực trên địa bàn TP. HCM và một số khu vực vùng ven TP đang lên “cơn sốt” chứ chưa đến mức độ “nóng”. Nguyên nhân đầu tiên do tâm lý, khu Đông (TP. HCM) hiện giá lên cao do kết nối hạ tầng giao thông tốt nên các khu khác cũng “ăn theo” lên giá.

Nguyên nhân thứ hai, hiện nay chưa có quyết định sửa đổi quyết định 33/2014 (quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa) của UBND TP. HCM. Một số quận huyện đang “tắc nghẽn” việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất lên thổ cư nên hạn chế nguồn cung. Lúc trước lượng sản phẩm đất nền mới cung cấp cho thị trường 10 phần, giờ chỉ còn 1-2 phần, do đó gây ra tình trạng khan hiếm nền đất cho những người có nhu cầu mua ở thực sự. Trong khi hiện nay đất vùng ven trở thành xu hướng tìm kiếm của những người không thích ở chung cư.

Quảng cáo mua bán nhà đất trên đường Nguyễn Duy Trinh, TP. HCM. Ảnh: Quang Định

Quảng cáo mua bán nhà đất trên đường Nguyễn Duy Trinh, TP. HCM. Ảnh: Quang Định.

Từ việc khan hiếm, các “cò” đất lợi dụng đẩy giá lên cao. Có những khu vực giá bị đẩy lên ảo. Như một số khu vực ở Q.9, có những lô đất cách đây hai năm chỉ có giá 7-10 triệu đồng/m2 nhưng giờ đang “kêu” gần 30 triệu đồng/m2 
thực sự là ảo quá.

Để “giải nhiệt” cơn sốt giá đất, UBND TP cần nhanh chóng xem xét ban hành quyết định mới về tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất lên thổ cư phù hợp, giải quyết tắc nghẽn. Đối với những khu đất hợp quy hoạch, phù hợp tiêu chuẩn nên giải quyết để họ tách thửa, phân lô vì hợp với nhu cầu thực của người dân.

Ngoài ra, các quận, huyện nên xem xét lại các khu quy hoạch “treo” để người dân chuyển đổi mục đích hoặc xóa bớt quy hoạch “treo” để giảm nhiệt. Vấn đề ở đây là TP kiểm soát, quản lý cho đúng quy định, tránh tình trạng lách luật, 
làm sai luật.

Xem chi tiết tại đây.

Sở TN&MT Hà Nội ủng hộ thu hồi 6.000 m2 đất công bị "xẻ thịt"

Liên quan đến việc khu đất 6.078m2 ở đường Phan Kế Bính (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) bị sử dụng sai mục đích, Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định: Năm 2010, TP Hà Nội đã tiến hành thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất Phan Kế Bính và đã chỉ ra nhiều sai phạm. Nhiều cá nhân liên quan trong vụ việc đã bị kiểm điểm, kỷ luật. Xét thấy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng, TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi.

Nhà hàng Nhật thuê đất trên dự án cống hóa kênh mương Phan Kế Bính.

Nhà hàng Nhật thuê đất trên dự án cống hóa kênh mương Phan Kế Bính.

Cũng theo lãnh đạo Sở TNMT, từ khoảng tháng 11/2016, nắm được thông tin khu đất bị “biến tướng”, đơn vị đã cử lực lượng đi kiểm tra và phát hiện việc trên khu đất mọc lên nhiều nhà hàng, quán bia. Trước tình trạng trên, Sở TNMT đề xuất lập một đoàn thanh tra để xử lý. Tuy nhiên, do nhận được văn bản của UBND TP Hà Nội giao sở xây dựng kiểm tra, báo cáo về khu đất Phan Kế Bính nên Sở TNMT đang chờ kết luận của Sở xây dựng rồi mới tiếp tục thực hiện việc xử lý.

Về góc độ quản lý đất đai, ông Nghĩa cho biết, khi được giao đất vào mục đích gì phải sử dụng đúng mục đích đó, làm trái sẽ bị xử lý. Đầu tiên là xử lý hành chính, nếu không khắc phục sẽ tiến hành thu hồi. Như trong trường hợp của Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia, đơn vị được TP. Hà Nội cho thuê khu đất 6.078m2 ở Phan Kế Bính, không được mang cho thuê lại, nếu không dùng phải trả lại nhà nước. Trong trường hợp Công ty này được sự cho phép của Sở kế hoạch và đầu tư thì có thể tiến hành việc cho thuê, nhưng việc này cũng phải xem xét kỹ lưỡng.

Xem chi tiết tại đây.

Đại diện giới BĐS ủng hộ xây căn hộ 25m2

Trước những ý kiến trái chiều về việc xây dựng chung cư 25m2 tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, việc triển khai nhà 25m2 là hoàn toàn khả thi. 

Theo ông Hà, nhà 25m2 là ý tưởng đã có từ lâu và tại nhiều quốc gia phát triển. Đây là giải pháp cho bài toán di chuyển hàng trăm kilomet từ vùng ngoại ô vào trung tâm thành phố. Việc di chuyển quá lâu, quá nhiều khiến không ít người mệt mỏi.

Chung cư 25m2 đã được triển khai tại một số địa phương.

Chung cư 25m2 đã được triển khai tại một số địa phương.

Vì thế, thay vì sở hữu một căn nhà rộng hàng trăm mét ở xa, ở một căn hộ có diện tích vừa phải ở trung tâm nội đô không phải quá tồi. Với cách sắp xếp hợp lý cùng các kỹ thuật thiết kế nội thất tích hợp, căn hộ vẫn đảm bảo các chức năng cho một gia đình.

Ông Hà dẫn chứng, tại các nước châu Á xung đều có quy định phát triển dạng căn hộ diện tích nhỏ, siêu nhỏ (căn hộ studio) như: Hồng Kông có căn hộ nhà ở xã hội 15m2 dành cho 2 người; tại Thái Lan, căn hộ nhỏ nhất là 25m2; ở Trung Quốc, căn hộ nhỏ nhất là 20m2; tại Hàn Quốc, diện tích căn hộ tối thiểu dành cho 1 người là 14m2, dành cho 2 người là 26m2…

Tại Việt Nam, chung cư 25m2 đã được triển khai tại một số địa phương như Bình Dương, tuy nhiên chưa phổ biến tại các thành phố lớn. Vì thế, nếu có thể triển khai được cũng là ý tốt bởi mức giá cho các chung cư này sẽ hợp túi tiền hơn với đa số người mua nhà hiện tại.

Xem chi tiết tại đây.

"Trong thị trường BĐS, làm ăn chộp giật, sớm hay muộn rồi cũng sẽ tàn"

Theo PGS. TS Trần Kim Chung - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, về cơ bản thị trường BĐS trong thời gian qua, cứ 10 năm thì có một chu kỳ, với 4 giai đoạn: Phát triển, điều chỉnh, nằm đáy và phục hồi. Trong chu kỳ này sẽ có sự xen kẽ, không phải nhất loạt đều phát triển ở giai đoạn này và suy thoái ở giai đoạn kia, mà có những phân mảng giai đoạn này phát triển trước, có những phân mảng ở giai đoạn sau mới phát triển. Nhưng về tổng thể, có sự đan xen với nhau.

Nhìn nhận lại chu kỳ 10 năm qua, có thể nói năm 2007 là đỉnh cao của thị trường BĐS, có lẽ đỉnh cao này còn lâu mới có thể lặp lại. Ở thời điểm đó, tất cả mọi người đều mua nhà, tất cả đều thành chủ đầu tư, tất cả đều giàu, ai cũng mua và cái gì cũng mua. Người ta bỏ tiền mua những thứ trên giấy, những thứ được phê duyệt, thậm chí nhiều người còn sẵn sàng chấp nhận rút hầu bao cho cả những thứ không nằm trên giấy (mua tầng 16 đến tầng 18 trong tòa nhà có thiết kế được phê duyệt là 15 tầng), những dự án mới được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đến năm 2013, thị trường BĐS Việt Nam chạm đáy, năm 2014 - 2015 phục hồi và năm 2016 gần như đạt đỉnh. Giai đoạn hiện tại, thị trường BĐS đang đi ngang. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận cả một quá trình theo chu kỳ, thị trường lại có một sự trưởng thành đáng ghi nhận.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top