Aa

Câu chuyện công nghệ sạch của Singapore

Thứ Bảy, 31/03/2018 - 06:00

Singapore bắt đầu phát triển công nghệ năng lượng sạch từ năm 2007, khi Thủ tướng Lý Hiến Long thông báo năng lượng sạch là mảnh đất màu mỡ, được đầu từ 350 triệu đôla Singapore để đầu tư nghiên cứu. Đến nay, Singapore đã đi trên con đường này được 10 năm, viết nên câu chuyện năng lượng sạch của riêng Singapore.

Vào thời điểm đầu của cuộc cách mạng năng lượng, năng suất điện mặt trời ở Singapore rất nhỏ và chỉ có khoảng 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Tuy nhiên, tính đến giữa năm 2017, năng suất năng lượng mặt trời cao nhất của quốc đảo này đã đạt mức 136.3MW, gấp 1.000 lần so với con số trước đó 10 năm. Giới chuyên gia công nghiệp có cái nhìn tích cực rằng Singapore sẽ đạt được mục tiêu năng suất cao nhất là 350MW trước năm 2020 như Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, S Iswaran đề ra vào đầu năm 2017.

Ngành công nghiệp năng lượng sạch ở Singapore phát triển thêm 100 công ty năng lượng sạch chỉ trong một thập kỷ. Ủy ban Kinh tế tương lai khẳng định năng lượng sạch là giải pháp đô thị, một trong những động cơ phát triển của đất nước.

Giáo sư Thomas Reindl,  Phó Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Năng lượng mặt trời Singapore (SERIS) cho biết: “Singapore đã tự xây dựng một chính sách địa phương cho những công ty năng lượng mặt trời dựa trên chuỗi giá trị, từ người phát triển đến tài chính theo tất cả các cách để vận hành, bảo trì và quản lý tài sản”.

Trung tâm của việc thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch ở mỗi quốc gia phải là chính phủ, người nắm giữ vai trò chìa khóa cho những hoạt đông đầu tư nghiên cứu, phát triển năng lượng sạch và khuyến khích các mô hình thương mại, kinh doanh mới, đồng thời cổ vũ sự phát triển các nhu cầu đối với năng lượng sạch và tiếp tục thực hiện nó trong tương lai.

Năm 2011, chính phủ Singapore đã “rót” 700  triệu đôla Singapore vào lĩnh vực phát triển năng lượng, công trình xanh và nước.

Mô hình thử nghiệm pin mặt trời trên mặt nước của Singapore

Mô hình thử nghiệm pin mặt trời trên mặt nước của Singapore

Sự đầu tư của chính phủ không những là khoản đầu tư về kinh tế đơn thuần mà nó còn là động thái tác động trực tiếp, thúc đẩy sự hình thành của các Viện nghiên cứu của nhà nước như SERIS tại Đại học quốc gia Singapore và Viện nghiên cứu năng lượng của Đại học Công nghệ Nanyang (ERI@N).

Những đơn vi này cùng các công ty tư nhân đã mở ra nhiều giải pháp, thu hút được vô số đầu tư tư nhân và lĩnh vực quản lý năng lượng, như mạng lưới siêu nhỏ hay dự trữ năng lượng.

ERI@N, đơn vị phát triển dự án mạng lưới siêu nhỏ đầu tiên của Đông Nam Á dưới tên gọi Người tiên phong với năng lượng tái tạo Singapore (Renewable Energy Integration Demonstrator-Singapore, REIDS), hiện đang làm việc với một loạt những công ty năng lượng đa quốc gia như Engie, General Electric, Schneider Electric… để thử nghiệm những giải pháp quản lý năng lượng.

Liên quan đến công nghệ sản xuất ra năng lượng quy mô nhỏ có thể cung cấp cho dân cư vùng nông thôn, những mạng siêu nhỏ gần như khó có thể đáp ứng được với yêu cầu của đô thị bởi sản lượng nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay, nó lại đang có xu hướng trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Singapore bởi nó phù hợp với địa hình bị phân tách và nhu cầu năng lượng sạch của Đông Nam Á ngày một lớn hơn. “Công nghệ mạng lưới siêu nhỏ rất có tiền năng với 17 nghìn đảo ở Indonesia và 7 nghìn đảo ở Philippines”, Goh Chee Kiong, Giám đốc điều hành mảng giải pháp công nghiệp và hạ tầng, công nghệ sạch và các thành phố thuộc Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB) cho biết.

Goh Chee Kiong, Giám đốc điều hành mảng giải pháp công nghiệp và hạ tầng, công nghệ sạch và các thành phố thuộc Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB)

Goh Chee Kiong, Giám đốc điều hành mảng giải pháp công nghiệp và hạ tầng, công nghệ sạch và các thành phố thuộc Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB)

Singapore đã xác định của cơ hội phát triển của quốc gia này trong xu hướng toàn cầu hóa về năng lượng tái tạo, dự trữ năng lượng và công nghệ liên quan.

Việc đảm bảo sự bền vững của mạng lưới là chìa khóa để gấp nhiều lần số lượng lớn năng lượng tái tạo. Mây che là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng điện mặt trời có thể được tạo ra, do đó, Ủy ban Thị trường năng lượng Singapore đã thúc đẩy, tìm kiếm những công nghệ dự báo thời tiết chính xác, từ đó tạo ra những phản ứng, giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn sự sụt giảm sản lượng điện tạo ra, Goh giải thích.

Singapore sẽ tiếp tục có những dự án và thử nghiệm mới trong lĩnh vực dự trữ năng lượng. Từ cách lưu trữ điện an toàn cho đến việc thu hút sự quan tâm của các quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng sạch hơn và áp dụng công nghệ hiện đại hơn, quốc đảo này đều sẽ nằm trong nhóm những người đi đầu.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top