Aa

Chỉ số vĩ mô tháng 12/2018: CPI nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,89%

Chủ Nhật, 13/01/2019 - 06:01

GDP quý IV tăng 7,31%, cao nhất 3 quý (quý II và quý III tăng lần lượt 6,73% và 6,88%), kéo GDP cả năm tăng lên 7,08%. Tất cả cá nhóm ngành cấp 1 và hầu hết các nhóm ngành cấp 2 có cải thiện trong quý IV.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (ngành cấp 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng cao nhất) với mức tăng 13,7%, cũng là mức cao nhất 3 quý (quý II và III tăng 12,4% và 12,1%), chấm dứt chuỗi giảm dần đều kể từ đầu năm.

Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, 7 ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất là tinh chế dầu mỏ, sắt thép, dược, xe có động cơ, giấy, nội thất và dệt, tăng lần lượt 5,5%, 25,1%, 20%, 16,8%, 14%, 13,7% và 12,7%.

Thứ tự này hoàn toàn thay đổi so với năm 2017 khi ngành sản xuất điện tử đứng thứ nhất là 32,7% (năm nay ngành ngày tụt xuống đứng thứ 9). Trong khi năm trước, ngành tinh chế dầu mỏ không có thống kê.

Lạm phát tháng 12 giảm 0,25% so với tháng 11 do CPI giao thông giảm 4,8% (trong kỳ tính toán có 2 lần giảm giá xăng dầu làm giá xăng E5 giảm 1.840đ/lít). CPI Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,89% (nhờ giá gas giảm theo giá dầu) và CPI thực phẩm giảm 0,02% (nhờ nguồn cung thịt lợn dồi dào). 

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (ngành cấp 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng cao nhất với mức tăng 13,7%,

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (ngành cấp 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng cao nhất với mức tăng 13,7%,

CPI so với cuối năm 2017 tăng 2,98% còn CPI bình quân năm tăng 3,54%, xấp xỉ bằng lạm phát bình quân của năm 2017 và thấp hơn mục tiêu kiểm soát 4%.

Tỷ giá USD/VND cả năm 2018 thay đổi 2,2%-2,3% ở thị trường ngân hàng và ~2,5% ở thị trường tự do trong khi đồng CNY mất giá 5,7%.

Riêng trong tháng 12, đồng VND lên giá 0,57% nhờ nguồn cung ngoại tệ tốt và CNY cũng lên giá. Tăng trưởng tín dụng cả năm 2018 ở khoảng 14 - 15%, thấp hơn mục tiêu 17% trong khi vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP. 

Diễn biến trên thị trường tiền tệ tháng cuối năm là chỉ báo tích cực cho sự ổn định và các giải pháp điều hành trong quý đầu năm 2019.

Tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2018 đạt 13,8% với riêng tháng 12 là 6,5% là mức tăng thấp nhất cả năm. Tăng trưởng xuất khẩu của khối trong nước tương đối ổn định và xoay quanh 16% trong khi khối FDI tăng chậm lại, cả năm tăng 13,6%. Xuất khẩu điện thoại cả năm chỉ tăng 10,5% trong khi năm 2017 tăng tới 32%.

Tháng 12 ước tính nhập siêu 200 triệu USD, nhưng cả năm 2018 xuất siêu đạt 7,2 tỷ USD. Dù xuất khẩu tăng chậm lại nhưng nhập khẩu tăng chậm hơn, đạt 11,5%. Xuất siêu của khối FDI đang giảm dần trong khi nhập siêu của khối trong nước tăng dần là tín hiệu cảnh báo về nhập siêu khi sang năm 2019.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top