Mới đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra dự thảo về việc thay đổi chính tả trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới.
Dự thảo sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử của bộ và các phương tiện thông tin đại chúng 2 tháng để xin ý kiến nhân dân. Nếu được phê duyệt thì toàn bộ sách giáo khoa các cấp lớp học sẽ được chuẩn hóa theo cách sau:
Phiên âm có gạch nối
Với các lớp 1, 2, 3 thì các tên riêng của nước ngoài sẽ được đặt gạch nối, ví dụ: Lep-ton-xtoi, Pa-ri, Sếch-xpia,…
Đối với lớp 4 và 5 thì tên riêng nước ngoài được để nguyên dạng hoặc được đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: Lep-ton-xtoi(Leptonxtoi), Pa-ri (Paris), Sếch-xpia (Shakespeare),…
Quy định về chữ “i” và “y”
Thống nhất dùng chữ “i” sau các phụ âm h, k, l, m, s, t nếu âm tiết đó không có phụ âm cuối, ví dụ: hi sinh, bác sĩ
Vị trí đặt dấu thanh
Theo căn cứ của tiếng Việt là dấu thanh đặt vào âm chính thì theo dự thảo mới, một số từ ngữ cũng bị thay đổi cách viết chính tả. Ví dụ: hoà thay vì hòa,…
Đối với các cặp nguyên âm như ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa...
Đối với các cặp nguyên âm iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được...
Tên người, tên địa danh
Đối với danh từ riêng
Quy định viết hoa
Ngoài viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, còn viết hoa chữ cái đầu của tên chương, mục, bài…
Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đối với một số chức danh hoặc sự vật nhất định. Ví dụ: Chủ tịch, Tổ quốc, Tổng thống, Mẹ, Thầy,…