Điểm sáng với bất động sản công nghiệp
Thị trường bất động sản công nghiệp dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trong năm nay do những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu, song triển vọng vẫn còn nhiều.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn trong năm 2023.
“Do tâm lý thận trọng đối với triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam dự kiến giữ ở mức tương đương năm 2022. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ chi phí lao động, giá thuê đất và chi phí đầu tư thấp hơn so với khu vực”, KBSV phân tích.
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc quản lý tài sản tại Gaw NP Capital chia sẻ, nguồn cung nhà xưởng xây sẵn và nhà kho được dự báo tăng vào cuối năm 2023. Nguồn cung mới sẽ tạo áp lực lên giá thuê và tỷ lệ lấp đầy, có thể khiến giá thuê chững lại, thậm chí giảm.
Cũng theo bà Thảo, các dự án của Gaw NP Industrial tại Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nam ghi nhận tích cực về số lượng doanh nghiệp hỏi thuê xưởng và kho xây sẵn. Các doanh nghiệp chủ yếu đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước châu Âu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chính sách và pháp lý là "phao" cứu sinh cho thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản đang xuất hiện hàng loạt yếu tố bất thuận, do đó, các sửa đổi pháp lý và chính sách của Chính phủ sẽ là yếu tố quan trọng định hình thị trường.
Khi đánh giá về những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, các chuyên gia đều có chung nhận định, dường như chu kỳ 10 năm đang lặp lại. Bởi sau hàng loạt cơn sốt địa ốc, các dự án phát triển quá nhanh thì thị trường sẽ rơi vào vùng trũng ảm đạm.
Thị trường bất động sản xuất hiện một số hiện tượng như mất cân đối cung cầu, dư thừa nguồn cung phân khúc cao cấp, thiếu hụt căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội; tình trạng sốt đất cục bộ diễn ra kể từ đầu năm 2021, sau đó là tình trạng thanh khoản sụt giảm vào năm 2022 kèm theo các vụ việc xảy ra trong hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp dẫn tới mất niềm tin đối với nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp...
Hàng loạt doanh nghiệp kêu cứu, thậm chí nhiều ông lớn trong ngành tưởng chừng như không dễ gì bị tác động nay cũng đang ngấp nghé bờ vực sụp đổ nếu tình trạng "khát vốn" - "thiếu tiền trả nợ", dự án đóng băng này kéo dài.
Trước sự "cầu cứu" của cộng đồng doanh nghiệp, từ giữa tháng 11/2022 đến nay, Chính phủ liên tiếp có các động thái như thành lập các tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản; các công điện về các vấn đề liên quan như trái phiếu, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thiết chế công đoàn: Cần mô hình phối hợp hiệu quả
Theo các chuyên gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không nên làm chủ đầu tư hay được giao đất để xây dựng nhà ở công nhân. Thay vào đó nên phối hợp với doanh nghiệp BĐS để triển khai hiệu quả đề án này.
Để nâng cao trách nhiệm trong việc phát triển nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg (năm 2017) phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì triển khai.
Những thiết chế công đoàn không chỉ cung cấp nơi ở mà còn tạo ra các cơ sở hạ tầng trường học, khu vui chơi cho con cái của người lao động trong khu công nghiệp, tạo ra môi trường sống và làm việc đồng bộ, tiện ích nhằm đáp ứng các nhu cầu sống của công nhân. Khi đời sống an sinh được chăm lo, công nhân, người lao động có thể an tâm để cống hiến, góp sức vào công cuộc sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội.
Thời gian qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng thiết chế công đoàn để phục vụ công nhân lao động.
Tuy nhiên, mặc dù là mô hình đáp ứng được nhu cầu của đông đảo công nhân nhưng việc phát triển thiết chế công đoàn nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, việc triển khai còn chậm, quy mô nhỏ và chưa thật sự bền vững. Theo kế hoạch đề ra, đến năm 2020 sẽ có khoảng 50 thiết chế Công đoàn được xây dựng trên cả nước, nhưng đến thời điểm hiện tại, mới có 3 thiết chế Công đoàn được triển khai xây dựng tại các tỉnh: Hà Nam, Quảng Nam và Tiền Giang.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sửa đổi Luật Đất đai 2013: Thể chế đất đai cần khơi thông phát huy nguồn lực đất thương mại dịch vụ
Đất thương mại, dịch vụ ngày càng cho thấy sự quan trọng, mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế, xã hội. Vậy nên rất kỳ vọng, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ hoàn thiện chính sách, pháp luật về loại đất này.
Hiện nay, đất ở vẫn luôn được Nhà nước chú trọng và có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, đất thương mại dịch vụ gần như bị lãng quên và chưa được quy định cụ thể. Mặc dù trên thực tế, đất thương mại dịch vụ luôn đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế xã hội hơn đất ở nhưng hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn quy định khá mờ nhạt dẫn đến những khó khăn, vướng mắc khi đầu tư, khai thác vào loại đất này. Thậm chí trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai mới đây cũng chưa quan tâm đúng mức đối với loại đất này.
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về đất thương mại dịch vụ, đất thương mại dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở; văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm).
Đất thương mại dịch vụ được chia thành hai hình thức là có thời hạn và đất sử dụng ổn định lâu dài. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai, thì đất của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê hoặc sử dụng vào các dự án đầu tư thì thời hạn không được quá 50 năm. Đối với các dự án đầu tư lớn thu hồi vốn chậm và các khu vực có kinh tế khó khăn cần có thời hạn lâu dài thì sử dụng với thời hạn tối đa là 70 năm.
Với mục đích chính để kinh doanh thương mại dịch vụ kết hợp với để ở, đất thương mại được kỳ vọng sẽ thu hút được những nhà đầu tư kinh doanh hướng đến. Tuy nhiên, những vướng mắc về pháp luật, bất cập trong thực tiễn áp dụng khiến ảnh hưởng không nhỏ đến chủ đầu tư dự án cũng như các nhà đầu tư. Từ đó dẫn đến những khiếu nại, tranh chấp và sự lo ngại của nhà đầu tư đối với đất thương mại dịch vụ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thực hư chuyện đất nền liên tục “chốt”, “đã bán”, “hết hàng” đầu năm
Sau thời điểm rằm tháng Giêng, thị trường đất nền một số khu vực đã xuất hiện giao dịch. Thậm chí, các nền đất liên tục được môi giới thông báo “đã bán” “hết hàng” trong khoảng thời gian ngắn. Thực hư câu chuyện này là gì?
Ghi nhận cho thấy, thị trường đất nền TP.HCM và các tỉnh lân cận đã có dấu hiệu giao dịch trở lại sau thời gian dài im ắng. Tại khu vực quận 9 (cũ, nay là TP. Thủ Đức) mặc dù giao dịch chỉ mới lẻ tẻ nhưng lực lượng môi giới đã hồ hởi “ra quân”. Các thông tin rao bán (bao gồm bán hàng ngộp) liên tục xuất hiện sau thời điểm rằm tháng Giêng. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho thị trường đất nền.
Sau Tết nguyên đán, anh Việt, một môi giới đất nền tự do khu Đông TP.HCM đã chốt được một giao dịch đất thổ cư tại phường Long Trường, quận 9 (cũ). Đây cũng là giao dịch duy nhất tính từ thời điểm tháng 6/2022 đến nay của anh. Theo anh Việt, nhóm bạn anh cũng đã có giao dịch sau Tết. Đa số giao dịch rơi vào các nền đất “ngộp” giá sâu. Mức giá thấp hơn thị trường từ 300 - 500 triệu đồng. Với những nền đất vị trí đẹp, có khi môi giới treo biển “đã bán” sau thời gian ngắn đăng tin.