Aa

Xem hội chọi trâu từ thế kỷ II trước Công nguyên

Thứ Ba, 07/02/2023 - 06:03

Hàng năm vào ba ngày 15 - 16 và 17 tháng Giêng (âm lịch) người dân xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở lễ hội chọi trâu cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, một vụ mùa bội thu.

Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu năm Quý Mão 2023 cho biết: Sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, tổ chức lễ hội chọi trâu để khắc phục những tồn tại, hạn chế của lễ hội và phù hợp với nguồn gốc lịch sử văn hóa truyền thống.

Ban tổ chức cho biết, sẽ giảm số lượng từ 32 xuống còn 20 trâu chọi theo đúng phong tục cũ và không bán vé vào xem.

Trong các ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được chứng kiến cuộc so tài của 20 “ông trâu” được chia thành 10 cặp đấu vòng loại, 10 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, 3 trâu thắng ở vòng loại thứ ba sẽ đấu vòng tròn để tranh giải nhất nhì...

Trong rất nhiều lễ hội văn hóa nước ta, lễ hội chọi trâu là nghi lễ đặc biệt của bà con nông dân trong dịp đầu năm. Hàng năm vào ba ngày 15 - 16 và 17 tháng Giêng (âm lịch) người dân xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở lễ hội chọi trâu cầu cho mưa thuận gió hòa, một vụ mùa bội thu. Đây là một trong những lễ hội cổ xưa và độc đáo nhất Việt Nam.

Tương truyền lễ hội có từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu Lập Thạch để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng của làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.

Nhân dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu ca:

Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được chứng kiến cuộc so tài của 20 “ông trâu” được chia thành 10 cặp đấu vòng loại, 10 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, 3 trâu thắng ở vòng loại thứ ba sẽ đấu vòng tròn để tranh giải nhất nhì...

Trước ngày lễ hội, xã Hải Lựu cử một đoàn người lên tế lễ tại Đền Hùng. Đêm trước lễ hội là lễ tế Thành Hoàng làng, cả xã đêm ấy như không ngủ, sau lễ tế Tổ trang nghiêm, cả làng uống rượu, ca hát, cùng bàn chuyện làm ăn trong năm mới, cùng chuẩn bị cho trâu vào xới chọi ngày mai, và trong sâu thẳm mỗi con người nông dân bình dị đều giành giờ phút thiêng liêng để nghĩ về tổ tiên, về quá khứ xa xưa oai hùng...

Nét văn hoá độc đáo của chọi trâu Hải Lựu là các “ông trâu” được các tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (mỗi tập thể thường là các xóm, thôn hoặc họ tộc...) Hàng năm, vào khoảng tháng 7 - 8 các cộng đồng này góp tiền cử người lặn lội lên tận Tuyên Quang, Hà giang, Lai Châu... để tìm những trâu khoẻ đẹp mua về.

Trâu mua về được cả cộng đồng bình xét giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, gia đình này phải là gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, con cháu sống hoà thuận, hiếu thảo, trên kính dưới nhường, kinh tế khá giả... nghĩa là một gia đình rất văn hóa, các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu (thường là bột ngô bột sắn, cám gạo...). Trâu được cả cộng đồng yêu quý, vuốt ve, trân trọng như một thành viên và thông qua “ông trâu” cộng đồng cũng yêu qu gắn bó nhau hơn.

Nhiều "ông trâu" thua chạy xuống ao không chịu lên.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top