Aa

Chọn điểm rơi nào khi đầu tư địa ốc Đà Nẵng?

Thứ Tư, 20/09/2017 - 14:12

15 ngày không nộp đủ tiền thì mất “cọc”; Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu phát triển cơ sở hạ tầng; Nhà đầu tư vẫn quan ngại dù doanh thu HBC tăng nhanh; Chọn điểm rơi nào khi đầu tư địa ốc Đà Nẵng… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu phát triển cơ sở hạ tầng

CBRE vừa công bố báo cáo “Kết nối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Cơ sở hạ tầng, hội nhập và tăng trưởng của thị trường BĐS”. Trong đó nêu bật các dự án trọng điểm tại các quốc gia, đồng thời đánh giá sự tác động của việc kết nối giữa các quốc gia trong khu vực đến các ngành công nghiệp và BĐS.

Theo CBRE, tốc độ gia tăng dân cư thành thị (tính theo % tổng số dân cư thành thị) ở Việt Nam đã tăng từ 27% vào năm 2005 lên 34% vào năm 2015 trong khi con số này ở Thái Lan là 50%. Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP.

Xem chi tiết tại đây

Đầu tư địa ốc Đà Nẵng: Chọn điểm rơi nào?

Đà Nẵng là một trong 3 thị trường bất động sản lớn nhất cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng cơ sở đã dẫn đến cuộc “đổ bộ” của hàng loạt đại gia địa ốc và đẩy cơn sốt bất động sản tại Đà Nẵng lên cao.

Nhờ sự “đổ bộ” của các tập đoàn tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Sun Group, Novaland, T&T Group… bất động sản Đà Nẵng đã đạt được sự thăng hoa vượt trội và trở thành một trong những “đại bản doanh” của thị trường nghỉ dưỡng.

Đất nền đang ngày càng được ưa chuộng tại Đà Nẵng không chỉ vì pháp lý rõ ràng, quy hoạch “sạch sẽ”, cung cấp cho chủ nhân tính tự chủ, tự quản… mà còn vì tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

15 ngày không nộp đủ tiền thì mất “cọc”

Chia sẻ thêm với Reatimes về những thủ đoạn của 2 công ty môi giới “đặt bẫy” khoảng 300 khách hàng mua đất nền tại Đồng Nai, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, các công ty này đưa ra điều khoản đặt cọc oái oăm, trong vòng 15 ngày nếu không nộp đủ số tiền thì người dân coi như “mất trắng”.

Chia sẻ thêm về vụ việc, ông Châu cho biết, năm ngoái tại một hội thảo chính ông đã có phát biểu về những công ty này một lần. “Công ty môi giới làm sao được ký hợp đồng bán nhà, bán nền, mà sao họ vẫn làm? Điều 13 Luật KD BĐS không cho phép chủ đầu tư ủy quyền cho Công ty môi giới bán hàng nhưng họ vẫn bán. Bất cập nhất là những đơn vị này khi đã “dụ” được khách hàng thì dùng chiêu trò đổi tên dự án, đổi tên chủ đầu tư để không truy được dự án của ai, vẽ lại quy hoạch 1/500 của dự án, thêm tiện ích mà dự án không có, nâng giá bán lên gấp rưỡi đến gấp đôi, sử dụng cò mồi, thậm chí xã hội đen để uy hiếp khách hàng khi người ta đấu tranh bảo vệ quyền lợi...”, ông Châu bức xúc.

Xem chi tiết tại đây

Nhà đầu tư vẫn quan ngại dù doanh thu HBC tăng nhanh

Thông tin từ CTCP Xây dựng và kinh doanh Địa ốc Hòa Bình - HBC mới đây cho biết, tính đến tháng 9 năm nay, giá trị hợp đồng ký mới của công ty đã đạt được 13.000 tỷ đồng, đạt được 65% kế hoạch năm là 20.000 tỷ đồng. Giá trị này chưa tính đến dự án nhà máy thép Hòa Phát – giá trị hợp đồng mà HBC có thể nhận được là 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch từ nay đến cuối năm sẽ ký mới thêm khoảng 5.000 – 8.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, HBC vẫn tồn tại những vấn đề có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà cụ thể là các khoản phải thu và vay ngắn hạn gia tăng mạnh theo doanh thu. Tính đến 30/6/2017, khoản HBC phải thu từ khách hàng liên quan đến xây dựng là 6.206 tỷ đồng, tăng tăng 1.053 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm 48% tổng tài sản. Nợ vay ngắn hạn là 3.671 tỷ đồng, tăng 953 tỷ đồng so với đầu năm và tương đương 28%.

Xem chi tiết tại đây

Vì sao nhà đầu tư ngoại e dè mua BĐS “dính” nợ xấu?

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2017, công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ xử lý được 23.000-25.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm khoảng 10% tổng số nợ xấu mà VAMC đang nắm giữ là 230.000 tỷ đồng.
Với tỷ lệ khoảng 70% nợ xấu được đảm bảo bằng bất động sản, có đến 161.000 tỷ đồng giá trị bất động sản mà VAMC đang nắm giữ và sẽ được thanh lý trong thời gian tới.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tiến quân vào thị trường bất động sản Việt Nam bằng nhiều cách, có thể họ sẽ tham gia bằng việc mua cổ phần của một công ty bất động sản, có thể thông qua mua bán – sáp nhập (M&A)... Tuy nhiên họ đều mong muốn có thể đầu tư vào các dự án “sạch”.

Một trong những nguyên nhân khiến tài sản bất động sản “dính” nợ xấu khó “giải phóng” là thủ tục sang tên tài sản mất vài năm, tốn kém chi phí. Bên cạnh đó, nhà đầu tư mới nếu muốn chỉnh sửa thiết kế hay công năng của dự án bất động sản rất khó. Ngay như việc tòa nhà 20 tầng xin lên 21 tầng đã khó chưa nói đến 20 tầng giảm còn 19 tầng…

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top