Aa

Công nghệ giúp giảm lãi suất cho vay tiêu dùng

Thứ Tư, 25/03/2020 - 14:31

Thị trường tài chính tiêu dùng thời gian qua ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của các công ty tài chính trong lộ trình số hóa, áp dụng công nghệ hiện đại để gia tăng trải nghiệm, giải tỏa cơn khát vốn...

Thị trường tài chính tiêu dùng thời gian qua ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của các công ty tài chính trong lộ trình số hóa, áp dụng công nghệ hiện đại để gia tăng trải nghiệm, giải tỏa cơn khát vốn, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Khi các công ty tài chính đầu tư vào công nghệ, người vay sẽ hoàn toàn chủ động trong “cuộc chơi” này.

Ảnh minh họa

Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận vốn vay

Với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng, chị Phạm Huyền Tr. nhân viên văn phòng tại Hà Nội quyết định vay trả góp để mua xe máy SH mode tầm 60 triệu đồng.

“Sau khi xác định được thu nhập của tôi, nhân viên công ty tài chính nhập thông tin lên hệ thống. Hệ thống trả về kết quả một bảng tính thể hiện nợ gốc và mức lãi hàng tháng phải trả.

Nhìn vào kế hoạch này, tôi có thể cân đối chi tiêu và định hình rõ ràng lộ trình trả nợ nên rất an tâm”, chị Trang hồ hởi chia sẻ.

Anh N.M.Q, nhân viên IT tại công ty máy tính cho biết đã tải ứng dụng di động $NAP của FE Credit để đăng ký khoản vay: “Trong vòng 15 phút khoản vay của tôi đã được phê duyệt.

Tôi có thể kiểm soát được thông tin khoản vay của mình dù ở bất kỳ đâu, không lo bị quá hạn, lãi suất cao như dư luận phản ánh trong thời gian qua”.

Ví dụ kể trên chỉ là hai trong hàng triệu khách hàng đang cảm thấy hài lòng khi được trải nghiệm xu hướng số hóa của các công ty tài chính.

Theo ghi nhận, mỗi tháng công ty tài chính có khoảng 600.000 cuộc gọi và 60% trong số đó là các yêu cầu cơ bản như kích hoạt thẻ, thay đổi mã PIN, kiểm tra hạn mức tín dụng hoặc tra cứu lịch thanh toán...

Nếu phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng như trước đây, thì cho dù có phục vụ với công suất và tốc độ tối đa, cũng không thể nào giải quyết ngay lập tức tất cả yêu cầu của khách hàng cùng một lúc.

Đánh giá về những tác động tích cực mà số hóa của công ty tài chính đã mang lại, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng: “Siêu ứng dụng giúp ích cho khách hàng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày, từ việc dễ dàng đăng ký khoản vay, mở mới thẻ tín dụng, mua các gói bảo hiểm độc quyền, đến các giao dịch hàng ngày như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn tiện ích, thanh toán khoản vay, mua vé xem phim, mua vé tàu, xe, xác định vị trí các máy ATM hay chi nhánh VNPost gần nhất…

Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép chủ thẻ trả tiền không cần tiền mặt hay thẻ vật lý, bằng cách quét mã QR để thanh toán tại các cửa hàng đăng ký chấp nhận thanh toán Smartpay”. Áp dụng số hóa cũng là cách để các công ty tài chính cho vay có trách nhiệm hơn, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Giảm thiểu rủi ro nhờ công nghệ

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia khẳng định: “Cho vay tiêu dùng thường là các món vay nhỏ, nếu sử dụng nhiều nhân lực thì rất tốn kém, chi phí sẽ rất cao. Do đó, cần khuyến khích sử dụng công nghệ để giảm chi phí cho vay và quản lý được rủi ro một cách tập trung. Giảm chi phí cũng là cách giảm lãi suất cho vay tiêu dùng”.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, một trong những rủi ro hiện có của thị trường TCTD đến từ phía khách hàng. Người đi vay chưa cân đối được năng lực tài chính của bản thân và khả năng trả nợ trước khi vay, dẫn đến chây ỳ, hoặc cố tình “bùng” các khoản vay tiêu dùng.

Việc thiết lập đầy đủ hệ thống cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin để xếp hạng tín nhiệm khách hàng sẽ giúp các công ty tài chính có quyết định chính xác hơn với các khách hàng có “vết đen” trong lịch sử tín dụng.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, số hóa sẽ giúp cho các công ty tài chính phê duyệt khoản vay nhanh hơn, giảm chi phí vận hành.

Trong khi đó, khách hàng giải tỏa được cơn “khát vốn” nhưng lại không tốn nhiều thời gian đi lại và hoàn thiện các thủ tục cho khoản vay. Người vay sẽ hoàn toàn chủ động trong “cuộc chơi” này.

Các chuyên gia đều đồng thuận cho rằng, lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty tài chính gần đây phần nào khẳng định sự nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước trong Thông tư số 18/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 vừa ban hành, hướng tới một nền tài chính tiêu dùng bền vững hơn trong thời gian tới.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top