Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ phải chờ đợi rất lâu nữa để tất cả các công trình tiến đến được mục tiêu “xanh” bởi quá trình tái phát triển những công trình cũ sẽ khá mất thời gian (do vòng đời trung bình của một công trình có thể kéo dài đến nửa thế kỷ). Do đó, nếu một thành phố muốn đạt được mục tiêu xanh thì ta phải xem xét những công trình đang tồn tại có thể “xanh hóa” nhanh đến mức nào.
Ngày nay, nhiều công nghệ mới xuất hiện không chỉ giúp tiết kiệm chi phí năng lượng mà còn tiết kiệm cả về mặt kính tế và tạo ra được một tỉ suất hoàn vốn nội bộ “kha khá”. Tòa nhà Empire State, một trong những công trình biểu tượng ở New York, được nâng cấp vào năm 2010, là một ví dụ. So với thời điểm trước khi được nâng cấp, công trình này cắt giảm được 38% năng lượng tiêu thụ, tức mỗi năm nó tiết kiệm được khoảng 4 triệu USD chi phí tiền điện.
Có được thành quả đó, vai trò lớn nhất thuộc về việc áp dụng những đường ống điều hòa đường kính rộng bên trong Empire State. Trong quá khứ, khi mà việc sử dụng năng lượng vẫn chưa phải là một vấn đề đáng quan tâm, tòa nhà thường sử dụng các đường ống 4 inch cho hệ thống điều hòa. Trong dự án nâng cấp năm 2010, hệ thống đường ống này được nới rộng ra với đường kính 12 inch. Điều này giúp giảm ma sát bên trong ống xuống 9 lần và làm giảm năng lượng tiêu thụ cho việc di chuyển không khí mát (lạnh) quanh công trình.
Và người ta tính ra được rằng việc tăng đường kính đường ống của hệ thống điều hòa không làm tăng quá nhiều lượng chi phí đầu tư nhưng lại đẩy nhanh được quá trình hoàn vốn.
Đạt đến mục tiêu “xanh hóa” đối với các công trình đang tồn tại dường như là chiến lược đầu tư kinh tế nhất hiện nay. Bởi vì nếu làm được những công trình như vậy thì việc bảo trì công trình sẽ chỉ cần tiến hành định kỳ, khoảng 5 – 10 năm tùy thuộc vào loại hình, không phát sinh thêm. Mặt khác, điều này cũng giúp giảm ảnh hưởng khí nhà kính của công trình đối với thành phố trong hơn một thập niên hoặc cũng có thể hơn nữa.
Bên cạnh đó, có những công nghệ xanh không phải được ra đời từ sự đột phá về công nghệ mà là sự tái thiết kế những loại hình công nghệ đã tồn tại. Các tấm pin năng lượng mặt trời, thực ra là sản phẩm từ việc sản xuất để phục vụ cho vệ tinh. Do đó, phần lớn những người sử dụng pin năng lượng mặt trời trong 10 năm qua cũng phải thay thế cả phần mái nhà để giữ được những tấm pin này. Thêm vào đó, họ cũng phải chấp nhận tính thẩm mỹ của mái nhà có thể sẽ mất đi phần nào đó khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời. Điều này là một phần lý do tại sao việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời vẫn còn khá hạn chế (ở Châu Á) ngay cả khi thời gian hoàn vốn ngày càng được rút ngắn (chỉ còn 5 năm).
Để khắc phục những bất cập này, năm 2016, Tesla thông báo một loại ngói mới có khả năng chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng. Bằng cách sử dụng kính chịu nhiệt như vật liệu, ngói của Tesla cho phép ánh nắng xuyên quan nó và chạm đến những tấm pin mặt trời, và thậm chí những tấm ngói này còn có thể được sử dụng như gạch lát sân.
Mặt khác, kính chịu nhiệt cũng rắn hơn ngói thông thường, từ đó tăng tuổi thọ của cả mái nhà. Thêm vào đó, những gia đình chọn sử dụng kính chịu nhiệt không cần phải thay thế phần mái nhà truyền thống, tiết kiệm chi phí lắp đặt và vật liệu. Do đó, nếu như dòng sản phẩm này được quảng bá đủ tốt, nó sẽ là thế hệ ngói mới của nhân loại (trong khoảng 15 năm tới).
Lĩnh vực bất động sản có thể tiến đến mục tiêu “xanh hóa” trong thập kỉ tới bởi rất nhiều công nghệ và nguyên tắc thiết kế hiện đại, xanh đang “xuất ngoại” ra toàn thế giới. Tuy nhiên, tiến trình của nó lại phụ thuộc vào chính phủ và những nhà đầu tư nhận thức như thế nào về vấn đề này.