Ngành công nghiệp xây dựng sử dụng rất nhiều năng lượng và cùng lúc phát ra khối lượng nhà kính lớn. Vì vậy, việc xây dựng các công trình xanh để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường là vô cùng quan trọng. Ở Slovakia, các toà nhà xanh và bất động sản sinh thái chiếm 20 - 25% tổng số các công trình mới xây dựng.
“Người dân đang thúc đẩy các nhà phát triển và kiến trúc sư đi theo con đường bởi vì họ muốn sống thân thiện với môi trường.” - ông Martin Pribila, chuyên gia xây dựng và công trình xanh, chia sẻ. “Đồng thời, họ muốn làm việc trong các toà nhà xanh. Các con số cho thấy như vậy sẽ tốt hơn cho sức khoẻ. Xu hướng kiến trúc xanh đang dần tiến lên phía trước tại các thành phố cũng như nông thôn”.
Sự phát triển đi kèm với xây dựng trong vài thập kỷ qua đã khiến các thành phố bị bê tông lấp đầy. Hệ quả là các hiện tượng thời tiết tiêu cực như các cơn mưa xối xả hay nóng lên toàn cầu.
Kiến trúc sinh thái chính là câu trả lời giúp giữ nước cho các thành phố. Ví dụ như một “mái nhà xanh” có thể hấp thụ lên tới 170 lít nước và giảm 5% chi phí nước thải. Hơn nữa, mái nhà xanh giúp hạ nhiệt các toà nhà vào mùa hè và từ đó làm giảm chi phí điều hoà.
Liên minh châu Âu đang bắt đầu đẩy mạnh dự án có tên “Đánh giá vòng đời” (Life-cycle assessment). Đây là một phương pháp giúp thẩm định các tác động môi trường gắn liền với từng giai đoạn xuyên suốt vòng đời mỗi sản phẩm. Từ việc chiết xuất nguyên liệu thô đến xử lý nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng, sửa chữa và bào trì cũng như phân huỷ và tái chế. Bằng cách này, các dấu vết carbon và nước thải sẽ được giữ tiệm cận với 0.
Ông Pribila cho rằng, hiện tại châu Âu chưa có một hệ thống hỗ trợ rõ ràng nào cho các công trình xanh. Phần lớn các chương trình trợ cấp đang nhắm vào công nghệ thông minh, hơn là các giải pháp gần gũi với thiên nhiên.