Tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới ước tính rằng ở Philippines, các tòa nhà sử dụng 36% lượng điện của cả nước và chịu trách nhiệm về 25% phát thải khí nhà kính.
Theo IFC, các tòa nhà cần tiêu tốn ít năng lượng và nước hơn, đồng thời giảm chất thải rắn và đảm bảo chất lượng môi trường trong nhà.
Đến năm 2020, IFC hy vọng rằng dự án công trình xanh sẽ làm giảm tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà bằng 920.000 MHh, cắt giảm tương đương với 440.000 tấn khí thải carbon dioxide và kết quả là tiết kiệm 200 triệu USD.
"Sau khi cơn bão Haiyan (hoặc được biết đến tại địa phương, Yolanda) đã trở thành cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từng rơi xuống đất liền và tràn qua Philippines vào năm 2013, giết chết hàng ngàn người và gây ra hàng tỷ thiệt hại, không có câu hỏi về hiện trạng khí hậu thay đổi Câu hỏi duy nhất là phải làm gì", Rodne Galicha, quản lý Philippines của Dự án Khí hậu Thực tế cho biết. Công trình xanh chính là một đáp án đúng cho bài toán biến đổi khí hậu.
Và Philippines đang trong tiến trình xây dựng các công trình xanh. Hiện tại quốc gia này đã có tổng cộng hơn 240 dự án đáp ứng tiêu chuẩn LEED của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ.
Trong đó tiêu biểu có công trình 47 tầng BDO Corporate Center Ortigas nhận được chứng nhận LEED Vàng. Công trình One World Place ở Bonifacio Global City nhận được chứng nhận LEED Bạc.
Đặc biệt, một trong những tòa nhà đầu tiên ở châu Á nhận được chứng nhận LEED Bạch kim đó là Zuellig Building, công trình nằm ở trung tâm tài chính Makati ở Philippines.
Với EDGE, những dự án đạt chứng chỉ xanh này của Philippines phải kể tới tòa tháp Primavera Residences. Công trình chung cư phức hợp này là dự án hàng đầu của IDC tại Philippines.
Thông qua EDGE, IDC mong muốn biến Primavera Residences thành mốc son phát triển bền vững và chứng mình rằng việc xây dựng các công trình xanh, thanh lịch với giá phải chăng là hoàn toàn khả thi tại Philippines.
Tuy nhiên, sự có mặt khắp nơi của các công trình được chứng nhận EDGE, LEED không cho thấy Philippines đang đạt tới sự bền vững trong xây dựng. Manila xếp thứ 96 trên toàn cầu về chỉ số Thành phố Bền vững Arcadis được công bố hàng năm, trong khi Singapore xếp thứ 2 và Kuala Lumpur xếp thứ 55.