Trong quan niệm dân gian, ngày rằm hàng tháng (tức ngày 15 theo lịch âm) là ngày mặt trăng và mặt trời có thể nhìn rõ, thấu suốt và soi chiếu vào mọi tâm hồn con người. Khi đó, con người trở nên sáng suốt, trong sạch, không còn sự đen tối vẩn đục trong tâm hồn. Có được điều đó là nhờ vào sự chở che, bao bọc của tổ tiên và các vị thần. Do đó vào dịp này gia chủ thường làm một mâm cúng rằm để báo đáp công ơn.
Nhiều quan niệm cũng cho rằng việc cúng rằm nhất thiết phải thực hiện vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, theo quan niệm dân gian, việc cúng rằm hàng tháng bao (ngoại trừ rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 - tháng cô hồn) có thể được thực hiện vào chiều ngày 14 hoặc ngày 15 âm lịch đều được. Nó tùy thuộc vào khả năng và các yếu tố tác động đến thời gian chuẩn bị lễ cúng của gia chủ.
Nếu ngày 15 âm lịch gia chủ có việc quan trọng khác thì có thể sửa soạn đồ cúng để mời các cụ, các vị thần về dùng bữa sớm vào chiều ngày 14 âm lịch. Hoặc không, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng rằm vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch, đúng ngày các cụ, các vị thần đi thăm con cháu.
Ngoài 2 ngày này ra thì gia chủ không nên cúng rằm vào ngày khác vì sẽ mất linh.
Vị trí cúng rằm cũng không cần cầu kì lựa chọn như ngày cúng rằm tháng Giêng và ngày cúng rằm tháng 7. Theo thông lệ, cúng rằm hàng tháng sẽ cúng tại khu vực trước bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thần linh. Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ. Văn khấn cúng rằm cũng cần được chuẩn bị trước để khi cúng sẽ không làm mất lòng bề trên.
Mặc dù ngày cúng rằm theo quan niệm của các vùng miền khác nhau có thể không thay đổi nhưng đối với mỗi nơi thì giờ cúng rằm lại có sự khác biệt nhỏ./.