Cuộc tháo chạy của giới đầu cơ đất Củ Chi
Sau cơn sốt đất, giao dịch tại hầu hết các khu vực trên địa bàn TP.HCM tuy chững lại nhưng không giảm sâu, riêng nhà đất Củ Chi lại có động thái đi xuống do dân đầu cơ, lướt sóng ồ ạt bán tháo.
Theo tìm hiểu của PV về tình hình giao dịch tại các sàn nhà đất ở Củ Chi, mặc dù xu hướng bán ra trên thị trường tăng mạnh nhưng nhu cầu mua vào giảm đến 60% so với đợt cao điểm, thị trường khan hiếm người mua.
Loại hình bán ra nhiều và giao dịch ế ẩm nhất hiện tại là đất nông nghiệp và đất thổ vườn. Loại đất này có diện tích lớn, vào đợt cao điểm nhiều nhà đầu tư mua vào, giá bị bơm lên quá cao so với giá trị thật. Hiện giờ, sản phẩm chưa lên được thổ cư hay không được phép tách thửa buộc phải bán lại với diện tích lớn nên rất kén người mua và còn tồn lại rất nhiều.
Theo ông Trần Văn Danh, một nhà đầu tư đến từ Hà Nội, dù đã chấp nhận giảm đến 30% giá bán so với đợt cao điểm tháng 4 nhưng hiện tại nhà đầu tư này vẫn mắc kẹt với lô đất gần 10.000m2 tại Củ Chi.
"Chống lại" nắng hè chói chang, căn biệt thự nằm trọn trong sắc xanh cây cỏ
Giữa khói bụi thành phố Hà Nội, căn biệt thứ số 26 – Khu đô thị Gamuda Gardens vẫn luôn được hưởng sự trong lành, tươi mát bởi xung quanh căn nhà trồng nhiều cây cỏ kết hợp với hòn non bộ nước chảy róc rách.
Mang phong cách hiện đại nhưng không hề nhàm chán hay bị “hoà tan” với bất cứ ngôi nhà nào, căn biệt thự số 26 nằm đên đường 36.2 – Khu đô thị Gamuda Gardens “toả sáng” theo cách riêng của mình.
"Cha đẻ" của dự án, KTS Nguyễn Cao Luận vốn là người am hiểu và say mê phong thuỷ, ngoài nét hiện đại và độc đáo, KTS đã thổi hồn phong thuỷ vào căn biệt thự từ từng chi tiết nhỏ. Hiện tại, căn biệt thự đã xong phần xây dựng, chỉ còn chờ nội thất về để hoàn thiện.
Điều đặc biệt đáng chú ý nhất chính là các điểm nhấn xanh bao quanh khiến căn biệt thự trở nên dịu dàng như “cô gái” tràn trề sắc xuân. Ngay khi bước qua cánh cổng, ta sẽ lập tức được sống trong không gian xanh mượt của cây lá, sắc màu của nhiều loài hoa, hay của những thảm cỏ tươi mát. Bên cạnh đó, kiến trúc sư cũng vô cùng tinh tế khi đặt hòn non bộ với thiết kế nước chảy theo khe len lỏi, róc rách mang lại cảm giác vừa yên bình, lại dễ chịu cho gia chủ.
Cơn sốt đất nền "chững lại" để chuẩn bị bùng nổ?
Tính đến thời điểm hiện tại, giá đất nền tại những địa điểm trước đây từng là vùng lõi của cơn sốt đã bắt đầu hạ nhiệt. Có được kết quả này là nhờ các đơn vị quản lý đã có những cảnh báo và chính sách kịp thời. Tuy nhiên, việc hạ nhiệt này có phải là giai đoạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho "cơn sốt" bùng nổ cuối năm?
Theo giới phân tích, mặc dù cơn sốt đất nền khởi phát tại nhiều địa bàn khác nhau và vào các thời điểm khác nhau, nhưng nhìn chung đều diễn ra trong nửa đầu năm với một số điểm chung.
Thứ nhất là sốt đất ăn theo hạ tầng. Việc thay đổi trực tiếp về hạ tầng hoặc hưởng lợi về hạ tầng đều tác động đến giá đất. Thứ hai, nếu như đợt sốt đất giai đoạn 2008 - 2009 diễn ra tại hầu hết các phân khúc thì sốt đất nửa đầu năm 2018 chủ yếu ở phân khúc đất nền như đất khổ cư, đất dự án, đất công nghiệp trong khi các phân khúc khác dường như vẫn duy trì ổn định. Thứ ba, theo các số liệu hiện tại thì giá đất nền mới chỉ giảm chứ chưa quay về giá gốc ban đầu. Do đó, giới phân tích đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là giai đoạn chững lại chứ chưa phải là "cắt cơn" sốt đất?
"Các công ty lớn Việt Nam nên từ bỏ bất động sản"
Ông Tomaso Andreatta, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng, Việt Nam một mặt cần hướng dẫn các công ty lớn trong nước từ bỏ bất động sản, một mặt cần quản lý chuyên dụng mới và đặt nền tảng cho các công ty thuộc các ngành công nghiệp và công nghệ hiện đại.
Một phát biểu rất đáng chú ý của ông Tomaso Andreatta, đồng Chủ tịch VBF, đó là ông đã cảnh báo những rủi ro bên trong của nền kinh tế, mặc dù luôn khẳng định những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong ổn định kinh tế và kiềm chế nợ công.
“Bên trong, có thể xảy ra việc vỡ bong bóng bất động sản và gây hậu quả lên hệ thống ngân hàng, và ảnh hưởng đến nền kinh tế; còn bên ngoài, thì sự bảo hộ ngày càng tăng của nhiều quốc gia và khu vực kinh tế cũng rất quan trọng đối với thương mại của Việt Nam”, ông Tomaso Andreatta khẳng định.
Dự án khu dân cư quân nhân ở sân bay Tân Sơn Nhất: Chưa được cấp phép đã rao bán rầm rộ
Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc dự án khu dân cư trên đất quốc phòng ở sân bay Tân Sơn Nhất đang được rao bán gây bất ngờ trong dư luận.
Được biết, Dự án Khu dân cư gia đình quân nhân sư đoàn 367 và sư đoàn 370 có chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư CTK, nằm sát đường Tân Sơn, phường 15, quận Tân Bình (TP.HCM). Ba mặt còn lại của dự án giáp sân golf Tân Sơn Nhất và trạm kỹ thuật của sư đoàn 367. Khu đất này được quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, thuộc Quân chủng phòng không - không quân (PKKQ) được UBND TP.HCM phê duyệt ngày 5/2/2016.
Ngày 3/7, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 6 của UBND TP.HCM, ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, dự án khu dân cư gia đình quân nhân của sư đoàn 367 và 370 tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đã được chấp thuận đầu tư dự án vào tháng 2/2017. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dự án chưa được cấp phép xây dựng và chưa được cấp phép bán nhà trong tương lai.