Ông Steve Davies, chuyên gia nghiên cứu về chợ, Đồng sáng lập và Phó chủ tịch điều hành Tổ chức Project for Public Spaces (PPS – Mỹ) cho hay: Hầu hết các thành phố của nước Mỹ đã đóng cửa hoặc phá bỏ chợ dân sinh của họ trước hoặc ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà siêu thị trở nên thống trị. Chỉ còn khoảng 150 chợ còn lại, so sánh với riêng thành phố Hà Nội đã có gần 60 chợ thực phẩm. Điều thú vị là đang có sự gia tăng các chợ nông dân ở nước Mỹ và những chợ này ngày càng được ưa thích mặc dù chúng chỉ hoạt động theo mùa và chỉ một hoặc hai lần 1 tuần. Người ta lái xe bỏ qua các siêu thị để đến mua ở chợ nông dân. Họ tìm kiếm trải nghiệm chợ truyền thống và mua thực phẩm tươi từ người nông dân và người sản xuát trực tiếp. Hầu hết những chợ này là chợ ngoài trời, nhưng khi chúng phát triển thêm, người ta xây mái và các hạ tầng khác để chợ có thể hoạt động quanh năm. Tôi bảo với mọi người rằng, người Mỹ đang mong muốn những gì mà người Việt Nam đang có. Hiện có 60 chợ thực phẩm trong thành phố Hà Nội, tôi không cho rằng đó là số ít và hầu hết các chợ đều ở trong tình trạng tồi tệ. Chúng tôi đã khảo sát khách hàng ở một chợ thực phẩm và thấy rằng 70% khách hàng nói họ cũng mua hàng ở các siêu thị. Như vậy họ thích cả hai loại hình cung cấp. Hiện nay, người dân mua thực phẩm tươi sống ở chợ nhiều hơn là trong siêu thị. Như vậy, chợ có thể cạnh tranh với siêu thị, nhưng cần phải cải tạo chợ. Phần lớn những cải tạo này là những vòm mái chợ đẹp để bảo vệ người bán và người mua trước điều kiện thời tiết, sàn chợ phải dễ làm sạch, những quầy hàng có nhiều chức năng hơn cho người bán và cơ sở hạ tầng và tiện ích tốt hơn. Phần nhiều những điều cần phải làm thuộc về bảo trì đang bị “chậm trễ”, khiến các khu chợ dần bị xuống cấp. Đã đến lúc cần những cam kết nghiêm túc tái đầu tư cho các khu chợ. Tôi đã đến thăm chợ Hàng Da, đây là một ví dụ rõ ràng về sự thất bại của việc xây lại mới. Các chợ thực phẩm cần được hiện đại hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là phải bị biến thành các trung tâm thương mại hoặc đưa xuống tầng hầm của một trung tâm thương mại. Trên thế giới, người ta hiện đại hóa các khu chợ với những kết cấu, hạ tầng, tiện ích điện nước, quầy hàng và tiện ích cho khách hàng. Nhưng đó vẫn phải là những khu chợ và giữ được các chức năng hoạt động cơ bản và bản sắc. Đó chính là sự hiện đại hóa đã bắt đầu xuất hiện ở thành phố này, nhưng cần phải nhiều hơn nữa. An Yên (Ghi) |
Đa dạng loại hình mua sắm tại các đô thị
Chợ là nơi giao dịch giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trong định hướng phát triển đô thị hiện nay, những tác động của xu hướng mới như siêu thị, trung tâm thương mại, bán hàng online đang thay thế chợ.
Có thể bạn quan tâm
Ý kiến của bạn