Đà Lạt khẩn cấp chặn phân lô, bán nền trái phép
UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa ra văn bản hỏa tốc gửi các cơ quan chức năng và UBND phường 10 yêu cầu kiểm tra, rà soát và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng tại các trục đường Hùng Vương, Mimosa, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Lê Văn Tám, Khởi Nghĩa Bắc Sơn...
Các đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ xử lý nghiêm các công trình xây dựng vi phạm, phát hiện kịp thời, ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh; theo dõi, quản lý chặt chẽ khu vực tổ Sở Lăng (phường 10) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc có dấu hiệu tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định.
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, rà soát công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường 10, đặc biệt là khu vực Hoàng Hoa Thám, tổ Sở Lăng..., nhất là việc phân lô, bán nền đất nông nghiệp trái quy định để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định. "Giao Công an TP Đà Lạt tiếp tục nắm bắt thông tin, tình hình phân lô, bán nền đất nông nghiệp trái quy định, xác định đối tượng, điều tra làm rõ và xử lý theo quy định" - văn bản nêu rõ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đà Nẵng chưa cấp bất kỳ một 'sổ đỏ' nào cho loại hình condotel
Lãnh đạo TP Đà Nẵng khẳng định tới thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng của TP chưa hề cấp một sổ đỏ nào liên quan đến codotel.
Đà Nẵng xuất hiện việc rao bán rầm rộ căn hộ condotel ở các dự án lớn trên địa bàn. Các tin rao vặt, quảng cáo trên internet cam kết với khách hàng nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua như có thể ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ), cam kết lợi nhuận cao khi mua…
Lần theo các tin rao bán chúng tôi liên lạc với một người phụ nữ tên Ng. xưng là nhân viên phân phối sản phẩm dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).
Theo lời của Ng. dự án này đã đi vào hoạt động mỗi căn có diện tích khoảng 34m2 giá dao động từ 1,6 đến 1,9 tỉ đồng, lợi nhuận ba năm đầu 23%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội chỉ đạo dừng việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản chính thức về việc dừng điều chỉnh quy hoạch 2 ô đất tại Khu đô thị Ciputra Hà Nội gửi các bên liên quan.
Sau khi nhận được đơn kiến nghị của cư dân khu đô thị Nam Thăng Long và văn bản báo cáo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND TP. Hà Nội đã ra văn bản chính thức khẳng định: UBND TP không xem xét việc điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra).
Theo đó, văn chỉ đạo nhắc lại nội dung báo cáo của Sở quy hoạch - Kiến trúc về việc cư dân Ciputra chưa đồng thuận việc điều chỉnh quy hoạch; Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long (chủ đầu tư khu đô thị Nam Thăng Long) cũng có văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng và UBND phường Xuân Đỉnh nêu quan điểm công ty sẽ giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô ký hiệu TM 13 là thương mại hỗn hợp theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được duyệt từ năm 2015. Vì vậy, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức, cá nhân về việc UBND TP không xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 nêu trên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quận Bắc Từ Liêm phát hiện 80 trường hợp vi phạm đất đai
Tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 6/8, ông Nguyễn Kim Vinh - Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, trong 7 tháng năm 2019, quận đã lập hồ sơ quy định đối với 80 trường hợp. Trong đó, quận đã xử lý triệt để 32 trường hợp, còn 48 trường hợp đang trong thời gian xử lý.
Theo đó, thực hiện Chỉ thị 04 của UBND TP. Hà Nội, UBND quận đã chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với 59 trường hợp có vi phạm đất đai phát sinh sau ngày 14/1/2019. Đến nay, quận đã xử lý 11/59 trường hợp; 48 trường hợp còn lại đang được UBND các phường lập kế hoạch cưỡng chế.
Quận ban hành quyết định xử phạt chậm đăng ký đất đai đối với 51 trường hợp với số tiền 178,5 triệu đồng. Riêng tháng 7/2019, quận ban hành quyết định xử phạt với 7 trường hợp thu phạt 24 triệu đồng.
Đến nay, quận đã ban hành 693 thông báo thu hồi đất với diện tích 7,96ha, 588 quyết định thu hồi đất với diện tích 28ha; ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất với 205 trường hợp để thực hiện GPMB các dự án đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ba chiến lược để tham gia thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam
Theo ghi nhận từ JLL Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm cơ hội tại thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam với ba hình thức để thâm nhập thị trường.
Hình thức đầu tiên là thu mua đất trực tiếp từ các công ty điều hành khu công nghiệp. Đây là phương thức truyền thống để mua được tài sản công nghiệp ở Việt Nam khi các nhà điều hành khu công nghiệp cho nhiều khách thuê khác nhau thuê lại đất trong chu kỳ thuê. Các nhà đầu tư còn có thể mua tài sản trực tiếp từ chính phủ, có thể kể đến như tập đoàn Amata Corporation - nhà cung cấp bất động sản công nghiệp từ Thái Lan, mua đất từ chính phủ vào năm 1994, và thành lập nên khu công nghiệp Amata, một khu công nghiệp rộng 342ha tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Hình thức tiếp theo là thành lập mối quan hệ liên doanh chiến lược với các đối tác địa phương có uy tín, những doanh nghiệp mà có quyền sử dụng quỹ địa ốc và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoàn tất các thủ tục và giấy phép kinh doanh. Một ví dụ điển hình vào năm 1996, với sự hỗ trợ từ phía chính phủ hai nước, một liên doanh đầu tư giữa các đối tác trong và ngoài nước là công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do Tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) dẫn đầu được thành lập để thực hiện dự án khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), đã và đang phát triển tổng cộng 9 dự án trên khắp cả nước với tổng quỹ đất hơn 8.600ha, cung ứng hạ tầng sản xuất cho gần 900 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 14 tỷ USD.