Mọi cuộc khủng hoảng đều cho thấy những vết rạn và lỗ hổng trong các lĩnh vực. Đại dịch Covid-19 không nằm ngoại lệ khi có thể xem nó lăng kính rõ nhất để nhận định lại về thị trường bất động sản trên thế giới.
Hàng triệu người trên thế giới đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, cư trú trong những căn nhà kém chất lượng, quá đông đúc hoặc không ổn định. Điều này gây ra nguy cơ cao nhiễm virus Covid-19 và các căn bệnh mãn tính khác. Thêm vào đó là tình trạng khủng hoảng tâm lý vì chi phí nhà ở quá cao đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, không tạo ra được tài chính trong cuộc khủng hoảng virus Corona.
Chính quyền các địa phương và nhiều nhà phát triển bất động sản đang có những biện pháp tạm thời giúp những người không có khả năng mua được một ngôi nhà lớn có cơ hội tiếp cận những ngôi nhà giá rẻ hơn.
Các thành phố trên khắp Bắc Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng giá thuê căn hộ. Những người lao động chủ chốt như giáo viên, y tá và nhân viên xã hội đang bị buộc phải rời khỏi các thành phố lớn vì họ không thể trả tiền thuê nhà.
Tại Toronto, một người kiếm được khoảng 50.000 USD chỉ có thể mua được một căn hộ 3 phòng ngủ ở 3 trong số 140 khu phố của thành phố, và đó là những khu phố không phải trung tâm. 1/5 số người thuê phải sống trong những căn hộ chung cư quá đông đúc. Để chống lại vấn đề này, các thành phố phải xây dựng các tòa chung cư cao hơn. Tuy nhiên, những tòa chung cư này lại không cải thiện được khả năng chi trả cho tầng lớp thu nhập thấp.
Một giải pháp có thể thực thi là tăng mật độ và số lượng căn hộ trong những con đường nhỏ hơn. Những căn hộ kiểu này được bang Toronto gọi là những dãy nhà trong ngõ.
Trái ngược với những ngôi nhà mặt đường lớn, các dãy nhà trong ngõ là một dạng căn hộ tiền kề nhưng vẫn tách biệt riêng tư. Các dãy phòng này có thể làm tăng nguồn cung cho thuê trong các khu phố mà không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Các thành phố khác ở Mỹ như Vancouver và Calgary cũng đã phê duyệt nhiều dãy nhà ở các con đường nhỏ tương tự.
Mới đây, tân Tổng thống Joe Biden cũng đã ký nhiều sắc lệnh đảm bảo nhà ở cho người dân các tầng lớp. Với những người có thu nhập thấp, chính phủ cung cấp phiếu mua nhà phổ thông để hàng chục triệu người thuê nhà có thể tránh xa nguy cơ lây lan virus, giữ an toàn cho bản thân và xã hội. Chính phủ cũng trích quỹ đầu tư hơn 20 tỷ USD để giải quyết tình trạng thiếu nhà cho thuê, 70 tỷ USD để tái tạo, bảo tồn và xây dựng các khu nhà ở công cộng trên khắp đất nước.
Tại đất nước Canada, trước đại dịch Covid-19 đã công bố Chiến lược Nhà ở Quốc gia với tổng giá trị đầu tư là 55 tỷ USD trải dài trong 10 năm. Khi dịch Covid-19 bùng phát, chính phủ liên bang ngay lập tức tăng cường các chính sách kích thích mới như: Bắt tay xây dựng ngay nhà ở xã hội và các đơn vị cho thuê giá rẻ; Tăng số lượng nhà cho thuê dài hạn giá cả phải chăng; Bảo vệ nhà cho thuê giá rẻ hiện có khỏi tình trạng xuống cấp vật chất và mất an toàn tài chính; Hỗ trợ các dự án nhà ở giá rẻ đang trong quá trình triển khai nhưng gặp trở ngại về tài chính do dịch bệnh gây ra. Những biện pháp này mang lại cơ hội cho những người có thu nhập thấp mua được nhà giá rẻ.
Còn tại quốc gia châu Á Ấn Độ, giãn cách xã hội khiến nhu cầu về bất động sản giảm mạnh, từ đó làm giảm giá giữa các phân khúc và thị trường. Đến tháng 9/2020, số lượng giải phóng hàng tồn kho bất động sản tồn đọng đã tăng vọt lên tổng cộng 19 quý trước đó. Sự tồn đọng đã khiến lãi suất cho vay mua nhà đột ngột rơi xuống dưới 7% - là mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ qua, kéo theo giá nhà ở giảm mạnh.
Thêm nữa, chính phủ nước này cũng đã thực hiện một số biện pháp thúc đẩy phân khúc nhà ở giá rẻ, từ trợ cấp lãi suất cho những người có thu nhập thấp cho đến hạ thuế cho những dự án chưa hoàn thành.
Một tín hiệu đáng mừng bên cạnh giá nhà ở hạ nhiệt trong đại dịch là bất động sản có hiệu ứng gợn sóng đối với các lĩnh vực phụ trợ. Việc mua nhà kéo theo nhu cầu về một số mặt hàng khác, bao gồm sơn, đồ nội thất, điện tử tiêu dùng, thiết bị điện,... Do đó, bất kỳ bước nào kéo bất động sản thoát khỏi tình trạng suy thoái cũng có khả năng vực dậy nền kinh tế nói chung.