Aa

Đánh thức những dự án “sa lầy”

Thứ Hai, 12/06/2017 - 06:00

Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, gần 50% tập trung vào BĐS; Duyệt phương án cổ phần hóa Tổng Công ty Sông Đà; Hà Nội thành lập 26 Trung tâm Phát triển quỹ đất; Đánh thức dự án bị “sa lầy”… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, gần 50% tập trung vào BĐS

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017. Trong đó, một diễn biến được nhấn mạnh là tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh vực BĐS.

Tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2017. Cho vay tiêu dùng ước tăng khoảng 29,7% so với cuối năm 2016. Trong đó, cho vay sửa chữa nhà ở và vay mua nhà để ở tăng 38,4% so với cuối năm 2016, chiếm 52,8% tổng tín dụng tiêu dùng (cuối năm 2016 chiếm 49,5%).

“Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh vực BĐS cho thấy hình thái tín dụng BĐS có sự chuyển dịch và cần được theo dõi, đánh giá”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhìn nhận tại thời điểm cuối 2016.

Xem chi tiết tại đây

Duyệt phương án cổ phần hóa Tổng Công ty Sông Đà

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà theo hình thức kết hợp bán bớt phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà (Sông Đà) được phê duyệt phương án cổ phần hóa với vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, tương đương 450 triệu cổ phần lưu hành (mệnh giá mỗi cổ phần phát hành lần đầu là 10.000 đồng).

Theo phương án được phê duyệt, Nhà nước sẽ nắm giữ 51% cổ phần Sông Đà đến hết năm 2019 và sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50% vào năm 2020. Ngoài ra, Sông Đà sẽ bán 135 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược (30% vốn), bán đấu giá công khai (IPO) 84,77 triệu cổ phần (18,82% vốn) và bán cho người lao động 822 nghìn cổ phần (0,18% vốn).

Xem chi tiết tại đây

Sau khoảng một tháng siết phân lô, tách thửa, thị trường BĐS Đồng Nai trở nên èo uột

Sau khoảng một tháng siết phân lô, tách thửa, thị trường BĐS Đồng Nai trở nên kém sôi động

Siết phân lô tách thửa, thị trường bất động sản Đồng Nai “đứng hình”

Nếu như cách nay khoảng một tháng, đến huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nhìn đâu cũng thấy cảnh băng rôn, tờ rơi rao bán đất... treo, dán đầy các cột điện thì nay rất thưa thớt. Hai bên đường không còn cảnh nhân viên đứng phát tờ rơi hay dựng trại “dã chiến” để bắt khách. Các sàn giao dịch BĐS đông nghịt khách ngày nào giờ chỉ lèo tèo vài người đến.

Thị trường đang có dấu hiệu người mua “tháo chạy”. Dạo quanh các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn H.Nhơn Trạch, Long Thành cho thấy, phần lớn các sàn chủ yếu bán lại hàng sang nhượng của khách.

Theo lãnh đạo một công ty BĐS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thị trường BĐS Đồng Nai bất ngờ “xì bong bóng”, người mua nhà tháo chạy là do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định “siết” phân lô tách thửa cách nay khoảng một tháng. Quy định này không ảnh hưởng đến các dự án được duyệt quy hoạch 1/500, nhưng khiến việc mua bán đất trong dân hoặc đất phân lô bán nền gần như “đóng băng”.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội thành lập 26 Trung tâm Phát triển quỹ đất

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3440/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã.
Theo đó, UBND Thành phố thành lập 26 Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã trên cơ sở sáp nhập Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận, huyện, thị xã và Chi nhánh Phát triển quỹ đất quận, huyện, thị xã (hiện thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường).

Theo quyết định, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã; có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định hiện hành của pháp luật.

Xem chi tiết tại đây

Các doanh nghiệp nội đang dẫn dắt thị trường bất động sản thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)

Các doanh nghiệp nội đang dẫn dắt thị trường bất động sản thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)

Đánh thức dự án bị “sa lầy”

“Cơn sóng” suy thoái những năm 2010 - 2011 đã để lại hậu quả là hàng trăm dự án sa lầy, “đắp chiếu” tại TP.HCM và cho đến gần đây mới tìm được lối thoát nhờ sự xuất hiện của những nhà đầu tư có tiềm lực.

Mới đây, thị trường địa ốc như “nóng” hơn với câu chuyện “hồi sinh” Dự án Kenton Node của Công ty Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên tại vị trí cửa ngõ phía Nam Sài Gòn. Dự án được triển khai từ năm 2009, dự kiến hoàn thành trong năm 2011, nhưng sau khi khởi công đã bất ngờ ngừng triển khai. Gần đây, Dự án này được công bố khởi động trở lại sau khi được bổ sung khoản tín dụng 1.060 tỷ đồng.

Tại khu Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), không ít dự án “đắp chiếu” nhiều năm cũng đã bắt đầu “hồi sinh”. Có thể kể đến Dự án Trung Hiếu, do Công ty Trung Hiếu làm chủ đầu tư, với 45 căn biệt thự song lập khép kín theo phong cách châu Âu bị dừng thi công nhiều năm, nay tiếp tục hoàn thiện để giao nhà cho khách hàng. Hay như khu biệt thự hàng trăm căn mới được xây thôtừ vài năm trước của Tập đoàn Hà Đô cũng bắt đầu thi công trở lại và có người về sinh sống.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top