1. Gối "bà bà"
Sau một ngày làm việc mệt mỏi và dài, còn gì tuyệt hơn việc ôm ấp chiếc gối dấu yêu và nằm dài trên giường để nghỉ ngơi. Thế nhưng, nếu gối không được “tắm giặt” đầy đủ thì nó sẽ trở thành một ổ bệnh dịch, vi khuẩn, bào tử nấm mốc, bụi bặm. Từ đó, bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng, viêm họng, đau đàu và nghẹt mũi.
Vì vậy, bạn thi thoảng nên giặt chiếc gối của mình hoặc nếu vì một lý do nào đó khiến bạn không thể thực hiện điều đó, bạn hãy thay gối mới ít nhất một lần/năm. Đối với vỏ gối (áo gối), cứ vài ngày bạn nên thay một lần để đảm bảo sức khỏe.
2. Cây trong nhà
Trong khi cây trồng trong nhà có thể là cách trang trí phòng rất hiệu quả và làm sạch không khí. Tuy nhiên, bạn nên nhớ cây cối vào ban đêm thì không hút khí CO2, hấp thụ O2. Khi đặt một chậu cây trong phòng ngủ đóng kín cửa thì vào mỗi buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy rất mệt mỏi, khó thở vì một đêm “tranh giành” khí oxi với cái cây.
Hơn nữa, nếu bạn tưới hơi quá tay nước cho cái cây, rễ của nó rất có thể bị thối gốc, điều kiện để nấm mốc phát triển.
Do đó, cách tốt nhất để tránh được những hiểm họa từ cây trồng trong nhà, bạn chỉ nên đặt từ một đến hai chậu cây trong phòng ngủ và tưới lượng nước vừa đủ với từng loại cây.
3. Thú cưng
4. Nến thơm
Tuy nến đặt trong phòng ngủ trông có vẻ rất lãng mạng và làm cho căn phòng trở nên đẹp hơn nhưng nếu được sử dụng thường xuyên thì nó hoàn toàn không tốt cho cơ thể. Nến thơm khi đốt lên sẽ giải phóng một số chất hóa học không tốt cho cơ thể người khi tiếp xúc thường xuyên như benzen, toluen.
Giải pháp cho bạn đó là hãy sử dụng nến sáp ong hoặc nến đậu nành thay vì nến thơm, sử dụng đĩa kim loại để làm chân đế và luôn mở hé cửa sổ khi đốt.
5. Máy hút bụi
Mặc dù máy hút bụi là vũ khí để chúng ta tiêu diệt bụi bẩn, tuy nhiên với những loại máy hút bụi không sử dụng đầu lọc HEPA thì chỉ có những hạt bụi lớn mới bị hút lại. Điều này có nghĩa rằng các hạt bụi nhỏ và phấn hoa sẽ bị bay lơ lửng trong phòng nên có hút bụi cũng như không.
Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng máy hút bụi có đầu lọc HEPA.
6. Chất tẩy rửa
Nếu bạn muốn phòng ngủ được sạch sẽ, thơm tho chắc sẽ phải sử dụng chất tẩy rửa, nhưng những chất trong các loại hóa chất này có khả năng gây kích ứng mắt, các vấn đề về đường hô hấp hoặc triệu chứng đau đầu kéo dài.
Do đó, bạn nên lựa chọn sản phẩm chất tẩy rửa một cách kĩ lưỡng, nhất là những người nhạy cảm với mùi hương. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có chất hóa học và rất dễ để tự sản xuất.
7. Cửa sổ
Bạn không thường xuyên mở cửa sổ cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giữ lại một loạt các chất ô nhiễm như bụi, phấn hoa, lông, khói, sợi len, mùi sơn, tóc, mùi của chất khử mùi, mùi của sơn móng tay... Cơ quan Bảo vệ Môi trường khuyến cáo, không khí trong nhà có thể ô nhiễm gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời. Vì vậy, bạn nên thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí trong phòng.
8. Máy phun sương
Máy phun sương ngày nay được sử dụng khá rộng rãi để giữ được độ ẩm trên da của chúng ta trong thời tiết hanh khô của cả mùa lạnh và mùa nóng. Tuy nhiên, nếu không được thay nước trong nhiều ngày, nấm mốc sẽ phát triển trong máy phun sương và khiến cho bạn dễ dàng nhiễm bệnh.
Do đó, bạn nên rửa và thay nước trong máy phun sương mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
9. Đệm
Bạn dành 1/3 cuộc đời của mình trên chiếc đệm và nó thì chứa vô vàn da chết, mồ hôi, vi khuẩn, bụi, phấn hoa... Vì vậy hãy lau dọn đệm giường thường xuyên.
10. Thảm
Thảm rất mềm và khiến chân bạn thảm thấy thoải mái. Nhưng thảm lâu ngày lại là ổ vi khuẩn, bụi bặm, lông thú cưng... Do đó, ít nhất bạn nên được giặt giũ và phơi khô cứ 2 hoặc 3 tháng/lần hoặc bạn có thể sử dụng sàn gỗ để thay cho thảm.