Aa

Đất nền tăng giá, vượt đỉnh lịch sử năm 2007

Thứ Ba, 21/03/2017 - 12:00

AEON Mall Hà Đông và “sóng ngầm” địa ốc phía Tây Hà Nội; Đất nền tăng giá, vượt đỉnh lịch sử năm 2007; Những khu đô thị khó sống: Linh Đàm: Niềm tự hào ngày ấy, nỗi thất vọng bây giờ; Cận cảnh đại công trường bán đảo Thủ Thiêm sau 4 năm ồ ạt xây dựng; BĐS: Hộ tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

BĐS: Hộ tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế

Với mỗi tòa chung cư mọc lên là có hàng chục nghìn sản phẩm của nhiều ngành kinh tế khác nhau được tiêu thụ cấu thành. Từ ngành vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép…), ngành trang điện dân dụng (dây điện, bóng đèn…), trang trí nội, ngoại thất, cây cảnh… Một họa sỹ tưởng chừng như không liên quan nhưng cũng có những sản phẩm góp mặt trong một dự án BĐS.

Bởi vì điều này, nhiều người ví bất động sản như “hộ tiêu dùng lớn nhất” trong nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của nhiều ngành nghề cộng lại. BĐS như một cấu hình nền cho các ngành kinh tế khác phát triển, kể cả lĩnh vực sáng tạo.

Thị trường BĐS phát triển bền vững thì nền kinh tế mới phát triển bền vững.

Thị trường BĐS phát triển bền vững thì nền kinh tế mới phát triển bền vững.

Người đứng đầu Hiệp hội BĐS TP. HCM chia sẻ nhiều người nghĩ bất động sản chỉ là nhà ở, nhưng thực tình liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như bất động sản bán lẻ, BĐS nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch, BĐS bệnh viện, bất động sản công nghiệp, bất động sản trường học…

Tuy nhiên bất động sản nhà ở vẫn làm người tiêu dùng dễ cảm nhận nhất. Riêng nhà ở cũng chia ra nhiều phân khúc như cao cấp, trung cấp, bình dân, xã hội…

Lực lượng lao động trong ngành bất động sản cũng rất lớn với nhiều công ty xây dựng, công ty dịch vụ xây dựng kèm theo, công ty quản lý bất động sản sau bán…. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp ngành khác có liên quan đến đến BĐS theo chuỗi giá trị.

Những khu đô thị khó sống: Linh Đàm: Niềm tự hào ngày ấy, nỗi thất vọng bây giờ

Cách đây hơn chục năm, một căn chung cư ở Linh Đàm từng là mơ ước của biết bao gia đình trẻ có thu nhập thấp và trung bình mưu sinh ở Thủ đô.

Khu đô thị Linh Đàm đã tạo nên một cuộc sống kiểu mẫu với căn chung cư xinh xắn, trong một khu đô thị xanh hơn 200 ha thoáng đãng với 74 ha diện tích mặt nước hồ, những công viên có mật độ cây xanh lên tới 13m2/ người. Một không gian sống thực sự văn minh giữa lòng Thủ đô đất chật người đông.

Tổ hợp HH gồm 12 tòa chung cư  gây sức ép lên hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của khu đô thị Linh Đàm.

Tổ hợp HH gồm 12 tòa chung cư gây sức ép lên hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của khu đô thị Linh Đàm.

Khu đô thị Linh Đàm không chỉ là niềm tự hào của những cư dân ở đây mà còn là niềm tự hào của chính chủ đầu tư. Vào những năm khoảng 95-96, khi Bộ Xây dựng chủ trương kiên quyết đưa nhà chung cư quay trở lại theo hình thức mới để thay thế những khu tập thể cũ xuống cấp, lộn xộn, Hud đã được giao nhiệm vụ xây dựng khu đô thị mới Linh Đàm.

Hud lúc đó vẫn chỉ là một công ty xây dựng nhỏ với số vốn ít ỏi 2 tỷ đồng và phải tự hoạch toán kinh doanh. Và chính Linh Đàm tạo nên khái niệm “kinh tế bất động sản”, là dự án giúp Hud tạo nên tên tuổi, một dấu ấn thành công khó phai trong thời kỳ hoàng kim.

Xem chi tiết tại đây.

Đất nền tăng giá, vượt đỉnh lịch sử năm 2007

Tại TP. HCM, trong khoảng 1 năm trở lại đây, giá đất nền tăng mạnh tập trung ở các quận phía Đông như Thủ Đức, quận 9. Giá đất nền quận 9 đang ghi nhận mức tăng nhanh nhất trên thị trường hiện nay, trung bình từ 10 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khu vực xung quanh vòng xoay Phú Hữu, đường Lê Văn Liệt, Lò Lu, Nguyễn Cư Trinh, Lã Xuân Oai... là tâm điểm tăng giá.

Giá đất nền tại vùng ven TP. HCM tăng giá mạnh.

Giá đất nền tại vùng ven TP. HCM tăng giá mạnh.

Không riêng gì phía Đông, tại khu vực phía Nam, đất các huyện vùng ven như Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn… cũng đang trở thành tâm điểm tăng giá với mức tăng cao nhất đạt khoảng 30%.

Giá đất nền tại vùng ven TP. HCM tăng mạnh cũng lan sang các tỉnh giáp ranh Đồng Nai Bình Dương, Long An. Cụ thể, dự án Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng, giá đất nền dự án này được giao dịch trong tháng 6/2016 khoảng 7 triệu đồng/m2, hiện nay đã tăng lên gần 10 triệu đồng/m2. Các dự án The Viva City, biệt thự Giang Điền, Sakura Valley… giá đất cũng có mức tăng trung bình từ 20 đến 30% so với 6 tháng trước đây.

Xem chi tiết tại đây.

AEON Mall Hà Đông và “sóng ngầm” địa ốc phía Tây Hà Nội

Từng là “điểm nóng” thị trường BĐS Hà Nội, nhưng việc thiếu hạ tầng, nhất là những công trình hạ tầng đẳng cấp, khiến BĐS Hà Đông vẫn nằm “chiếu dưới”, nếu so với Cầu Giấy hay Nam Từ Liêm.

Việc đại gia bán lẻ Nhật Bản quyết định chọn Hà Đông xây dựng đại siêu thị AEON Mall thứ 2 tại Hà Nội, ngay lập tức đã tạo ra những “địa chấn” với thị trường bất động sản Hà Đông và khu vực lân cận.

Chưa chính thức được khởi công, đại siêu thị AEON Mall đã tạo ra những

Chưa chính thức được khởi công, đại siêu thị AEON Mall đã tạo ra những "sóng ngầm" với bất động sản phía Tây Hà Nội.

Theo tìm hiểu của BizLIVE, ngay sau khi thông tin AEON Mall Việt Nam sẽ xây dựng đại siêu thị thứ 2 tại quận Hà Đông, rất nhiều dự án đô thị đang mở bán ngay lập tức đã quảng cáo “ăn theo” dự án này.

Cụ thể, một dự án đô thị lớn đang gặp khó khăn trong bán căn hộ trên địa bàn, ngay lập tức đã đưa ra chiến dịch quảng cáo dự án này sẽ được hưởng lợi lớn từ sự xuất hiện của đại siêu thị AEON Mall trong đợt mở bán mới.

Hàng loạt dự án khác, như: AnLand của Tập đoàn Nam Cường, tòa HPC khu đô thị Văn Khê, hoặc xa hơn như các tòa Xuân Mai Spark State cũng bắt đầu được quảng cáo ăn theo sự xuất hiện của AEON Mall. Trong khi đó, hầu hết các rao vặt bán nhà đất của nhà đầu tư nhỏ lẻ mới đây cũng rầm rộ “ăn theo” sự xuất hiện của AEON Mall để chào bán sản phẩm…

Lý giải hiện tượng địa ốc Hà Đông đua “ăn theo” dự án AEON Mall, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết: Nguyên nhân xuất phát từ chính sự thiếu hạ tầng của các khu đô thị.

Theo ông Quang, bất động sản từ khi rơi vào khủng hoảng đến nay, nhiều dự án không thu hút được người dân đến ở, chỉ vì sự thiếu hoàn chỉnh của hạ tầng.

Tình trạng này rõ nét nhất tại quận Hà Đông. Do đó, việc đại gia Nhật làm đại siêu thị tại đây, theo ông Quang, sẽ tạo ra sức hút lớn và sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Xem chi tiết tại đây.

Choáng ngợp với những ngôi biệt thự hoành tráng ở phố nhà giàu bậc nhất Quảng Ninh

Con đường dài gần 7km kéo dài từ Trung tâm thương mại Vincom, chạy qua các công trình nổi bật của tỉnh như Bảo tàng và Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Cung Triển lãm và Quy hoạch, Quảng trường 30/10. Đây là con đường bao biển được coi là đẹp nhất Hạ Long, thậm chí có thể đẹp nhất cả nước bởi một bên là vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô, một bên là những ngôi biệt thự tráng lệ.

Biệt thự như những lâu đài nguy nga.

Biệt thự như những lâu đài nguy nga.

Các biệt thự được thiết kế theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, từ cổ điển Pháp cho đến hiện đại. Các biệt thự được xây dựng trên diện tích đất lớn, được thiết kế và hoàn thiện cầu kỳ như những lâu đài, với giá trị có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây.

Cận cảnh đại công trường bán đảo Thủ Thiêm sau 4 năm ồ ạt xây dựng

Bên cạnh 4 tuyến đường chính gồm đại lộ vòng cung (R1), đường ven hồ trung tâm (R2), đường ven sông Sài Gòn (R3), đường châu thổ trên cao (R4) do nhà đầu tư Đại Quang Minh thực hiện sắp hoàn thành, thì một tuyến đường khác không kém phần quan trọng trong lộ trình phát triển khu đô thị Thủ Thiêm là đường trục Bắc - Nam (R14) do nhà đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) đang thưc hiện.

Nhánh R2 đang được đầu tư, dọc các tuyến đường này là hàng loạt dự án BĐS lớn

Nhánh R2 đang được đầu tư, dọc các tuyến đường này là hàng loạt dự án BĐS lớn "ăn theo".

Đoạn đường Bắc - Nam từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ với chiều dài hơn 1 km, lộ giới 44,7m. Khi hoàn thành vào cuối năm nay, toàn tuyến Bắc Nam đi qua khu đô thị Thủ Thiêm sẽ nối cầu Thủ Thiêm 1 tới tận cầu Thủ Thiêm 4, giao cắt với đại lộ vòng cung, đường ven hồ trung tâm, Mai Chí Thọ và đường châu thổ trên cao, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 657 ha và là nơi dự kiến sẽ trở thành trung tâm mới của TP. HCM trong tương lai. Nơi đây còn được kỳ vọng sẽ là nơi sinh sống cho khoảng 160.000 cư dân, có khả năng tiếp nhận khoảng 450.000 người làm việc mỗi ngày và có khả năng đón khoảng 1 triệu khách vãng lai mỗi ngày vào năm 2020.

Xem chi tiết tại đây.

Người dân chung cư Hồ Gươm Plaza phản đối xây bể phốt trong tầng hầm

Những bể inox lớn xuất hiện bên cạnh chỗ để xe của cư dân. Một căn phòng kiên cố khác cũng được xây dựng gần đó. Khi các vị trí này xuất hiện mùi hôi thối, chất thải bị trào ra, người dân mới biết đây là những bể phốt, bể chứa dầu mỡ của các nhà hàng trên tầng 1.

Sau nhiều lần trao đổi với chủ đầu tư bất thành, tuần qua, người dân đã tập trung căng băng rôn phản đối, yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ các bể phốt lộ thiên này.

Từ chối trả lời phỏng vấn, đại diện chủ đầu tư cho biết, những bể trong tầng hầm là các hạng mục nhỏ, không làm thay đổi kết cấu công trình nên không cần xin giấy phép xây dựng.

Trong khi đó, đại diện UBND phường Mộ Lao cho biết, cuối năm 2016, thành phố đã tổ chức thanh kiểm tra về những sai phạm xây dựng tại chung cư này. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Theo phản ánh của người dân, ngoài việc tự ý xây các bể phốt lộ thiên, chủ đầu tư còn chia nhỏ diện tích văn phòng cho thuê tại tháp C thành khoảng 200 căn hộ để bán. Việc làm này khiến chung cư bị quá tải về chỗ để xe, ảnh hưởng không nhỏ đến các tiện ích của tòa nhà.

Xem chi tiết tại đây.

Dự án Kim Văn Kim Lũ: Vinaconex 2 bị tố bàn giao nhà chưa đủ điều kiện?

Theo phản ánh của một nhóm khách hàng mua căn hộ tại tòa C, dự án Kim Văn -  Kim Lũ do Công ty cổ phần xây dựng số 2 (Vinaconex 2) làm chủ đầu tư: Vừa qua, nhiều khách hàng đã nhận được thông báo nhận bàn giao nhà từ chủ đầu tư theo cam kết hợp đồng.

Công nhân vẫn đang thi công lắp đặt.

Công nhân vẫn đang thi công lắp đặt.

Tuy nhiên, khi đến nhận bàn giao căn hộ, nhiều khách hàng đã hoang mang vì dự án còn chưa hoàn thiện, nhiều hạng mục vẫn còn đang thi công dở dang và “không thể ở được” nếu chuyển về sinh sống, nhưng doanh nghiệp vẫn tiến hành bàn giao căn hộ cho “đúng tiến độ”.

Xem chi tiết tại đây.

"Đại gia phố núi" đối mặt với hàng tồn và nợ

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QGC) được chuyển đổi mô hình công ty cổ phần từ năm 2007, với vốn điều lệ 259 tỷ đồng. Từng có thời gian tăng trưởng nhanh, nhưng hiện tại “đại gia phố núi” đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ lượng hàng tồn lớn của mình.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016, giá trị lượng hàng tồn kho của Quốc Cường Gia Lai lên tới hơn 6.000 tỷ đồng, chiếm 73% tổng tài sản.

Năm qua, trong khi chuyển đổi được hơn 721 tỷ đồng tài sản dở dang, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng thêm hơn 500 tỷ đồng.

Vài năm trước đó, giá trị hàng tồn kho đã luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của Quốc Cường Gia Lai. Phần lớn hàng tồn kho là BĐS dở dang, với giá trị 5.869 tỷ đồng. Trong đó bao gồm các dự án nổi bật đang triển khai, như dự án khu dân cư Phước Kiển; dự án chung cư Giai Việt; dự án Thủ Thiêm và dự án Bến du thuyền…

Xem chi tiết tại đây.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top